Những thói quen ăn uống "phá nát" dạ dày, nhiều người Việt thường mắc phải

Có những thói quen hàng ngày, được lặp đi lặp lại nhiều lần, tưởng chừng như vô hại nhưng lại đang dần “phá hủy” dạ dày của bạn. Thậm chí ‘tàn sát’ dần các bộ phận khác trong cơ thể.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Nhịn ăn, bỏ bữa để giảm cân

Nhịn đói quá lâu sẽ khiến cơ thể suy nhược do không được cung cấp đủ năng lượng để hoạt động, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm và dễ bị đau dạ dày do không có gì để tiêu hóa khi dạ dày co bóp. Bỏ bữa thất thường còn gây ra rối loạn hormone điều chỉnh cảm giác đói – no, lâu dần sinh lười ăn, thiếu chất khiến cơ thể suy kiệt. Ngoài ra, việc nhịn ăn không giúp giảm cân như nhiều người lầm tưởng. Ngược lại, khi quá đói cơ thể sẽ đòi hỏi các thực phẩm có lượng đường cao, ăn nhanh và ăn nhiều để bù lại năng lượng, và bạn vẫn không thể kiểm soát được cân nặng như mong muốn.

Ăn nhiều thịt đỏ, ít chất xơ

Chế độ ăn ít chất xơ, nhiều thịt đỏ hoàn toàn là một thói quen ăn uống không lành mạnh. Trong thịt đỏ (như thịt bò, thịt lợn) chứa một lượng lớn chất béo bão hòa, làm tăng nồng độ cholesterol máu, kéo theo tăng nguy cơ ung thư và bệnh lý tim mạch. Kết hợp thêm với việc thiếu chất xơ sẽ làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ngoài ra còn gây đói nhanh, táo bón, trĩ và tăng lượng đường trong máu.

Lạm dụng thực phẩm chế biến sẵn

Các món chế biến sẵn (như thịt xông khói, thịt bò khô, xúc xích, lạp xưởng, bánh mì tinh chế, khoai tây chiên, mì ăn liền, trái cây đóng hộp) có đặc điểm tiện lợi, thời gian bảo quản lâu và giá thành hợp lý. Tuy nhiên chúng chỉ nên “cứu cánh” trong những trường hợp bất đắc dĩ, nếu sử dụng thường xuyên thì bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ dị ứng, béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư. Lối sống mới: thay vì chọn mua thực phẩm chế biến sẵn, bạn nên chú trọng bữa ăn tại nhà, dự trữ sẵn đồ ăn vặt lành mạnh tại nhà hoặc tại công ty (như ngũ cốc, các loại đậu, trái cây).

Ăn quá nhiều vào buổi tối và ăn đêm

Nhiều người có thói quen ăn thật nhiều trước khi đi ngủ, việc này sẽ khiến hệ tiêu hóa dễ dàng bị suy yếu do phải làm việc quá tải vào thời gian lẽ ra phải được nghỉ ngơi.

Bởi, việc ăn đêm sẽ ép dạ dày làm việc quá tải, khiến dịch vị dạ dày tiết ra quá mức gây ăn mòn niêm mạc dạ dày. Lâu dần điều này sẽ dẫn đến viêm, loét dạ dày.

Mọi người cũng đừng nghĩ rằng, ăn các món dễ tiêu hóa như: sữa, hoa quả…trước khi đi ngủ sẽ không gây hại dạ dày. Bất cứ loại thực phẩm nào cũng có thể làm hỏng dạ dày. Vì thành phần protein có trong thực phẩm sẽ kích thích quá trình tiết axit và dịch vị trong dạ dày. Thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết sẽ phân hủy và lên men trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng và đau dạ dày.

Ăn quá nhanh

Theo các chuyên gia, thói quen ăn quá nhanh, khiến nước bọt chưa tiết đủ glycoprotein và enzym amylase để nghiền nhuyễn, chuyển hóa và tiêu hóa thức ăn sẽ khiến thức ăn không được tiêu hóa kỹ ở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô để tiêu hóa tiếp. Điều này sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày.

Vừa ăn vừa làm việc

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bạn ăn trong khi đang làm việc hoặc xem tivi thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác. Khi làm việc nhất là làm việc trí não vì máu phải tập trung lên não nhiều để phục vụ cho các hoạt động khiến cho chức năng tiêu hoá bị giảm đi ảnh hưởng đến các cơ quan tiêu hoá và dạ dày.

Ăn nhiều món ăn chua, cay

Theo các chuyên gia sức khỏe, sở thích ăn nhiều đồ chua, ăn ngay cả khi còn đói bụng là thói quen có thể nhanh chóng phá hủy niêm mạc dạ dày của bạn vì các đồ ăn, đồ uống có vị chua là môi trường acid. Nếu ăn quá nhiều đồ chua sẽ làm tăng acid dịch vị dạ dày gây phá hủy niêm mạc, tổn hại dạ dày.

Ngoài ra, sở thích ăn các thực phẩm cay nóng cũng vô cùng gây hại cho dạ dày, nó sẽ gây ức chế sự tạo thành của chất nhầy niêm mạc, đồng thời kích thích tiết ra nhiều acid dịch vị có khả năng làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Do đó, tốt nhất bạn hãy tránh xa các thực phẩm cay nhiều ớt, tiêu để dạ dày được bảo vệ tốt hơn.

Không nhai kỹ khi ăn

Việc nhai không kỹ khi ăn sẽ khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn bình thường để tiêu hoá thức ăn. Thói quen xấu này thường xuyên lặp lại như vậy sẽ khiến chức năng dạ dày bị suy giảm và là nguyên nhân của những cơn đau dạ dày.

Thói quen vừa ăn vừa uống nước

Một trong những thói quen thường ngày mà bạn hay mắc phải chính là uống nước khi ăn. Việc uống nước có thể sẽ làm cho bạn dễ chịu hơn khi dùng bữa. Tuy nhiên, việc này có thể pha loãng hoặc làm trôi đi các dịch vị trong hệ tiêu hóa. Có thể làm giảm đi sự hoạt động của hệ thống tiêu hóa của cơ thể. Theo những chuyên gia về sức khỏe cho rằng, thói quen vừa ăn vừa uống sẽ gây cản trở năng suất làm việc của ruột. Từ đó, làm cho hàm lượng insulin tăng nhanh và tích tụ được mỡ bên trong máu. Bên cạnh đó, việc giữ thói quen này sẽ khiến cho bạn có thể mắc bệnh táo bón. Bởi nước bên trong cơ thể không sử dụng được hiệu quả sẽ dẫn đến mệt mỏi và đầy hơi, khó tiêu.

Vừa ăn vừa nói chuyện

Hiện nay, việc vừa ăn vừa nói chuyện là hoạt động thường thấy của những gia đình Việt Nam. Thường mọi người hay nghĩ rằng việc sum họp gia đình như vậy mới có thể gần gũi và khắng khít. Tuy nhiên, điều này có thể gây cản trở được cơ thể hấp thụ và tiêu hóa thức ăn hơn. Vì khi bạn trò chuyện thì áp lực tinh thần lớn cản trở cơ thể của bạn. Khiến cho các chức năng thần kinh của bạn sẽ bị áp chế. Dẫn đến hàm lượng máu cung cấp cho hệ tiêu hóa và làm chậm nhu động của dạ dày. Đối với những người có khả năng tiêu hóa thấp và hấp thụ kém thì phải ăn tập trung và tinh thần thoải mái. Sẽ giúp cho hệ tiêu hóa, tiêu thụ thức ăn được dễ dàng hơn cho cơ thể.

Không uống đủ nước

Không uống đủ nước là một trong những yếu tố khiến da bạn luôn khô và giảm năng suất. Khi cơ thể không đủ nước, thể tích máu sẽ giảm, giảm khả năng trao đổi oxy và chất dinh dưỡng đến từng cơ quan.

Uống không đủ nước có thể gây ra các tác hại lâu dài như táo bón, giảm chức năng thận và sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu và rối loạn tâm thần. Thậm chí, còn làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Tránh những thức uống chứa nhiều đường, có gas hoặc có cồn. Thay vào đó, bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày (cả nước lọc và nước canh).

Uống trà sau khi ăn

Đây là một thói quen ăn uống không lành mạnh của hầu hết người Việt. Đặc biệt là với nhiều người trưởng thành, người cao tuổi. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, nên uống trà sau 20 - 30 phút sau bữa ăn. Bởi trong nước trà chứa lượng lớn acid tannic nếu uống trà sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, chức năng tiêu hóa và việc hấp thụ chất dinh dưỡng.

Ăn uống không đúng giờ

Việc ăn uống không đúng giờ, tiện đâu ăn đấy cũng là một trong những nguyên nhân gây hại tới cơ quan tiêu hóa của bạn, đặc biệt là dạ dày. Dạ dày là một cơ quan rất tuân thủ thời gian hoạt động.

Khi không có thức ăn trung hòa, sẽ tự tiêu hóa chính niêm mạc dạ dày, gây hư hại niêm mạc, đặc biệt tại thời điểm dịch vị tiết ra ở mức nhiều nhất. Do đó, nếu bạn không ăn uống đúng giờ sẽ mắc các bệnh về dạ dày.

Nguồn: [Link nguồn]

6 thói quen ăn uống giúp giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư

Mặc dù không có cách tối ưu nào để phòng ngừa ung thư hiệu quả, nhưng bạn vẫn có thể có những lựa chọn nhất định để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư. Trong đó, thói quen...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Huyền ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN