Nếu cơn đau kiểu này lặp lại nhiều lần, rất có thể bạn đã mắc ung thư tuyến tụy

Sự kiện: Ung thư

Những cơn đau bụng âm ỉ kéo dài rất có thể là triệu chứng sớm của ung thư tuyến tụy.

Tụy là cơ quan thuộc hệ tiêu hóa có chức năng hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non, chuyển hóa glucose của cơ thể. Ung thư tuyến tụy là những tổn thương ác tính xuất phát từ bất kì thành phần nào của mô tụy. Nguyên nhân chủ yếu khiến ung thư tụy có tiên lượng xấu so với ung thư tiêu hóa khác là bởi tụy có vị trí đặc biệt ở rất sâu trong ổ bụng, triệu chứng lâm sàng không rõ ràng dễ nhầm với bệnh khác nên người bệnh thường được chẩn ở giai đoạn muộn.

Đau bụng âm ỉ kéo dài

Ở giai đoạn đầu bệnh nhân ung thư tuyến tụy sẽ có những cơn đau âm ỉ kéo dài ở vùng bụng, có lúc đau dữ dội lan xuống thắt lưng, dù uống bao nhiêu thuốc thì cơn đau vẫn dai dẳng không thuyên giảm. Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi ngồi thẳng hay đứng thẳng và giảm bớt khi ngồi xổm hoặc cúi người về phía trước . Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể có cảm giác bị lực kéo nặng ở lưng, đặc biệt là vào ban đêm, vai sẽ bị đau dữ dội, không thể thuyên giảm và sẽ tiếp tục trầm trọng hơn. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy, cần đến bệnh viện kiểm tra để có những chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

Nếu cơn đau kiểu này lặp lại nhiều lần, rất có thể bạn đã mắc ung thư tuyến tụy - 1

Ngoài những cơn đau bụng âm ỉ kéo dài, bệnh nhân mắc ung thư tuyến tụy còn dễ thấy các triệu chứng như vàng da, giảm cân không rõ nguyên nhân. Triệu chứng của ung thư tuyến tụy thường dễ nhầm với bệnh dày và hầu hết các chẩn đoán đều ở giai đoạn muộn. Với sự gia tăng của quá trình lão hóa, tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tụy cũng đang tăng dần. Các chuyên gia Mỹ dự đoán rằng, ung thư tuyến tụy sẽ tăng lên vị trí thứ 2 trong danh sách các bệnh ung thư nhiều người măc nhất vào năm 2030.

 Đối tượng dễ mắc ung thư tuyến tụy

Người viêm tụy mãn tính

Viêm tụy mãn tính sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh của. Nếu viêm nhiễm cục bộ và không thể kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ phát bệnh mạnh và tăng tỷ lệ ung thư tuyến tụy. Vì vậy, sau khi khởi phát bệnh viêm tụy, cần nỗ lực điều trị để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn và trở thành ung thư tuyến tụy.

Có người thân mắc ung thư tuyến tụy

Những người có người thân mắc ung thư tuyến tụy cần hết sức lưu ý vì bệnh cũng có yếu tố di truyền. Chính vì vậy cần đi kiểm tra sức khỏe định kì và gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu đáng ngờ của bệnh.

Nếu cơn đau kiểu này lặp lại nhiều lần, rất có thể bạn đã mắc ung thư tuyến tụy - 2

Người hút thuốc và uống rượu

Những người hút thuốc và uống rượu thường xuyên nên từ bỏ thói quen xấu này. Duy trì việc hút thuốc, uống rượu trong thời gian dài khiến tỷ lệ mắc bệnh tăng lên rất nhiều.

Bệnh nhân ung thư tuyến tụy nên ăn ít thực phẩm giàu chất béo, bổ sung sữa, thực phẩm giàu đạm, trái cây và rau củ. Tụy là một trong những cơ quan chính tiết ra các enzym tiêu hóa, đặc biệt là lipase do tụy tiết ra chủ yếu. Bởi vậy, nếu tuyến tụy mắc bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa chất béo.

Cần làm gì để ngăn ngừa ung thư tuyến tụy

Khi nói đến ung thư, việc phòng ngừa hiệu quả tốt hơn nhiều so với việc chữa bệnh. Vì vậy, chúng ta phải làm tốt công tác phòng ngừa, hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh từ trong cuộc sống hằng ngày, muốn phòng ngừa ung thư tuyến tụy cần phải thực hiện 5 điểm sau:

1. Kiểm soát chế độ ăn uống, thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng: Có nhiều nguyên nhân gây ung thư tuyến tụy, một trong số đó có liên quan mật thiết đến cách ăn uống, ăn ít đồ dầu mỡ, nhiều chất béo; ăn ít đồ cay, đồ chiên rán, đồ ôi thiu và đồ muối chua.

2. Bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu: Việc bỏ thuốc lá và rượu bia không chỉ giảm khả năng mắc ung thư tuyến tụy mà còn giảm thiểu tối đa khả năng mắc các bệnh ung thư khác.

Nếu cơn đau kiểu này lặp lại nhiều lần, rất có thể bạn đã mắc ung thư tuyến tụy - 3

3. Căng thẳng quá mức sẽ khiến cơ thể suy nhược, dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa trong cơ thể và sinh ra ung thư.

4. Chăm chỉ tập thể dục thể thao: Tập thể dục và thể thao ngoài trời nhiều hơn có thể nâng cao thể lực, đồng thời cũng có lợi cho quá trình đổ mồ hôi và trao đổi chất của cơ thể.

5. Khám sức khỏe định kỳ:  Khám sức khỏe định kì có thể giúp mọi người tầm soát sớm các bệnh lý, ung thư. Giúp phát hiện sớm và điều trị sớm, có thể nâng cao đáng kể tỷ lệ sống sót của người bệnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Người đàn ông đại tiện 3 lần/ngày mắc ung thư tuyến tuỵ: Có 1 triệu chứng rất phổ biến

Nếu thấy tình trạng tiêu chảy kéo dài, đừng chủ quan với dấu hiệu này vì nó tiềm ẩn nguy cơ mắc các căn bệnh hiểm nghèo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hà Thương (Aboluowang) ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN