Nếu coi ung thư là kẻ thù, vậy chiến trường ở đâu?

Sự kiện: Ung thư

Nhắc đến căn bệnh ung thư, dù là của bất cứ bộ phận nào của cơ thể, tâm lý chung của bệnh nhân cũng như bác sĩ thường không thấy nhiều hy vọng.

Cuộc chiến đấu chống lại căn bệnh ung thư là cuộc chiến không chỉ của đơn thuần bệnh nhân mà còn là của nhân viên y tế và người thân bệnh nhân. Những nỗ lực không biết mệt mỏi của các bác sĩ, các nhà khoa học nhằm tìm ra những phương pháp tối ưu hơn trong chẩn đoán, điều trị và kiểm soát sự tái phát và phát triển của bệnh.

“Tôi ơi đừng tuyệt vọng”

Ngày nay khoa học phát triển, được ăn ngon mặc đẹp, được chăm sóc sức khỏe đầy đủ hơn trước nhưng lại nhiều người bị ung thư. Rất nhiều người có bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm đã mắc bệnh ung thư và ra đi rất nhanh. Căn bệnh đáng sợ không chừa một ai, ngay cả những nghệ sĩ tên tuổi trên truyền hình đến các em bé có vài tuổi cũng phải chiến đấu với căn bệnh này khiến nhiều người lo sợ.

Cách đây vài năm tôi có người em, “ đồng nghiệp” tuổi còn quá trẻ, xinh đẹp, năng động và khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, em bất ngờ nhận tin dữ, bác sĩ chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư. Không lâu sau, căn bệnh trở nặng, di căn tới giai đoạn cuối và em ra đi ở tuổi 33. Em là tấm gương về sự chiến đấu bệnh tật, trong suốt thời gian chống chọi với bệnh tật, em luôn cho rằng “không được gục ngã”. Em là người rất yêu và say mê công việc, say mê đến lạ kỳ. Em lặng lẽ, dũng cảm, kiên cường và đầy nghị lực chiến đấu vật lộn đến cùng với căn bệnh quái ác. Bởi trong em không lúc nào hết hy vọng, niềm tin và tình yêu cuộc sống. Trong những thời khắc đối mặt với bệnh hiểm nghèo, khát vọng sống trong em mãnh liệt hơn bao giờ hết. Những cơn đau triền miên có thể hành hạ thân thể nhỏ bé của em, nhưng nó lại khiến nghị lực trong em trỗi dậy mạnh mẽ. Em kiên cường chống chọi với bệnh tật và sống với hy vọng đến hơi thở cuối cùng…

Mới đây nhất một nữ chiến binh "13 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư sinh năm 1950, với vóc dáng nhỏ nhắn của cô cứ khi nào thấy cô xách những túi đồ to nhỏ về quê là họ ngầm hiểu “cô vừa tiến thêm một bước nữa trong quá trình chiến đấu với căn bệnh ung thư”. Sinh ra trong gia đình nghèo đông con ở Thái Bình. Năm 13 tuổi cô có những dấu hiệu bất thường về thần kinh. Tương lai phía trước như khép lại khi bác sĩ thông báo căn bệnh đó biến chứng liệt, chân phải của cô không thể hoạt động đi lại như bình thường. Nhưng dường như số phận vẫn cứ muốn thử thách cô thêm lần nữa, năm 2005 sau khi khám tại Bệnh viện Phụ sản tỉnh Thái Bình, cô được chẩn đoán u xơ vú trái. Năm 2009 cô bắt đầu quá trình phẫu thuật và điều trị tại Bệnh viện K cơ sở Quán Sứ. Bệnh tình chuyển biến tích cực hơn, nhưng đến cuối năm 2011 khối u đã di căn vào xương và cô lại tiếp tục “làm bạn” với những điều trị truyền hóa chất. Quá trình điều trị căn bệnh ung thư tạm yên ổn được hơn 2 năm thì tháng 8/2014, cô phát hiện ở ngực xuất hiện khối u lạ và nhập viện điều trị đến bây giờ.

Người phụ nữ 67 tuổi, không chồng, không con đã dành hơn nửa cuộc đời đấu tranh với bệnh tật trong đó 13 năm một mình chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác, nhưng lúc nào cô cũng giữ tinh thần lạc quan. Hàng ngày cô thường hỗ trợ y bác sĩ giúp đỡ người bệnh; cùng phát phiếu cơm từ thiện cho bệnh nhân ung thư nghèo, tham gia thích cực vào những hoạt động dành cho người bệnh đang điều trị tại bệnh viện từ đó truyền cảm hứng cho nhiều bệnh nhân khác có nghị lực vươn lên mặc cảm số phận.

Nếu coi ung thư là kẻ thù, vậy chiến trường ở đâu? - 1

Ekíp phẫu thuật cho bệnh nhân bị ung thư.

Phải chiến đấu, chống chọi với kẻ thù

Có rất nhiều phương pháp điều trị, có thể đơn thuần hoặc phối hợp tuỳ theo loại ung thư như: phẫu thuật, hoá chất, tia xạ,... và mong muốn cao nhất của các bác sĩ và bệnh nhân là điều trị khỏi ung thư và nhiều khái niệm khác nhau được sử dụng nhằm mô tả tác động hoặc hiệu quả của các phương pháp đó như: điều trị triệt căn, tiêu diệt tế bào ung thư, loại bỏ khối u,... Nghĩa là không chỉ với bệnh nhân mà cả với bác sĩ, nhân viên y tế cũng như gia đình người thân của bệnh nhân ung thư là kẻ thù và chúng ta phải chiến đấu, chống chọi lại với nó. Sự kiên cường chiến đấu chống chọi lại ung thư của bệnh nhân xứng đáng được ca ngợi và động viên. Những nỗ lực trong việc cải tiến các phương pháp điều trị là cần khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy. Cuộc chiến đấu đó đôi khi là vô vọng, đôi khi là hy vọng nhỏ nhoi nhưng tất cả chúng ta cùng phải cố gắng.

Tuy nhiên trong cuộc chiến đấu đó, chúng ta cũng phải lưu tâm đến một điều rất quan trọng đó là người bệnh hay nói cụ thể hơn là cơ thể người bệnh (bao gồm cả thể chất và tinh thần) chính là chiến trường của cuộc chiến đấu đó. Một trận đánh tổng lực nhằm tiêu diệt kẻ thù cũng có thể làm tan hoang chiến trường thậm chí mất luôn cả chiến trường. Vì vậy sự linh hoạt trong thực tiễn lâm sàng luôn là điều cần có. Đôi khi để bảo toàn chiến trường, chúng ta thậm chí còn phải “thoả hiệp” với kẻ thù, không đuổi cùng giết tận nó.

Mỗi người bệnh là một thực thể riêng biệt, không giống nhau hoàn toàn, mọi kế hoạch và chiến lược điều trị cần được cân nhắc tính toán cụ thể, cả các yếu tố xã hội, kinh tế tài chính cho đến các yếu tố thuần y học như sinh lý, chức năng, giải phẫu, bệnh lý của người bệnh. Hiểu được điều đó mới thấy cái hay và sinh động của của công tác điều trị, đó là cả một nghệ thuật. Người bác sĩ phải là một nghệ sĩ, mỗi bệnh nhân là một tác phẩm của mình, cần chăm chút và hoàn thiện, có như vậy mới thấy yêu nghề, yêu công việc của mình hơn.

Ung thư là bệnh nguy hiểm đến tính mạng và để lại nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Tuy nhiên, sự phát triển của nền y học đang đem đến nhiều hy vọng cho người mắc căn bệnh này. Các chuyên gia nhấn mạnh. Hiện nay, với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, có nhiều phương pháp chữa bệnh ung thư có hiệu quả, đem lại cơ hội chữa lành cho nhiều bệnh nhân. Quan trọng là, khi bị ung thư cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Để tránh mắc và chống lại căn bệnh ung thư, người dân cần am hiểu những kiến thức cơ bản về ung thư cũng như các phương pháp điều trị và phòng tránh. Từ đó, có lối sống lành mạnh và khoa học.

Điều trị ung thư là một lộ trình dài, không tránh khỏi những phút giây nản lòng tuyệt vọng của người bệnh lẫn thân nhân. Tin tưởng vào y học, tuân thủ nghiêm ngặt theo lộ trình điều trị của bác sĩ là điều kiện tiên quyết giúp gia đình bạn cùng với người bệnh chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác. Khi có người thân mắc bệnh ung thư, chính bạn cũng cần tin tưởng vào kết quả tốt đẹp nhất để có thể khuyên nhủ và vận động tinh thần tích cực hơn cho người bệnh.

Cách phát hiện sớm căn bệnh ung thư phổi

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi nên tầm soát giúp phát hiện sớm bệnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PGS. TS Trần Trung Dũng ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN