Nếu có rẻ, cũng tuyệt đối không ăn lòng lợn theo cách này

Sự kiện: Sống khỏe

Không thể phủ nhận rằng nội tạng động vật rất giàu chất dinh dưỡng và mê hoặc người yêu ẩm thực, nhưng đồng thời chúng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Cuối năm, nhu cầu sử dụng thịt lợn của các bà nội trợ cao, hầu hết các bộ phận của lợn đều được sử dụng để chế biến các món ăn phục vụ cho ngày Tết như giò, chả, nhân bánh chưng… Nhưng riêng món lòng lợn cuối năm thường được các thương lái bán rẻ vì số lượng lợn được giết mổ rất nhiều. Đây cũng là cơ hội cho những ai yêu thích món ăn khoái khẩu này.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, lòng lợn không phù hợp với rất nhiều người, đối với một số người khỏe mạnh thỉnh thoảng ăn lòng lợn thì không sao, nhưng với những người mắc bệnh mãn tính như gout, tim mạch, máu nhiễm mỡ… nếu lạm dụng món ăn sẽ tạo đà cho bệnh bùng phát.

Vì vậy, để an toàn khi ăn lòng lợn bạn cần tuyệt đối tránh những điều sau đây:

Nếu có rẻ, cũng tuyệt đối không ăn lòng lợn theo cách này - 1

Không dùng lòng lợn để qua đêm

Lòng lợn có rẻ đến đâu, bạn cũng nên mua vừa đủ để ăn trong ngày, tuyệt đối ăn lòng để qua đêm vì đây là thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn dù trước đó đã được làm sạch cẩn thận và nấu chín kỹ. Chế biến món lòng lợn thường hay có tiết nên rất dễ bị ôi thiu hay có mùi hôi khó chịu. Chính vì vậy, nếu sử dụng không hết được lòng lợn, cách tốt nhất bạn nên bỏ đi.

Không ăn nếu nghi ngờ nguồn gốc

Trên thị trường hiện nay tồn tại rất nhiều nội tạng không rõ nguồn gốc, lòng lợn thối được tẩm hóa chất bán cho người tiêu dùng. Ngoài ra, còn chưa kể tới lòng lợn nhiễm bẩn do chăn nuôi bằng thức hóa chất, thức ăn tăng trọng, hoặc lòng bị các thương lái dùng hóa chất tẩy rửa… Khi ăn phải loại lòng bẩn này cực kỳ có hại cho sức khỏe và là tiểm ẩn nhiều nguy cơ gây ung thư.

Không ăn khi sức đề kháng kém

Lòng rất nhiều cholesterone nên khó tiêu hóa. Bên cạnh đó, lòng chứa nhiều bệnh tồn tại trong nội tạng của con vật nên những bệnh này có thể lây nhiễm sang người ăn. Bởi thế, khi cơ thể bị cảm hoặc mệt mỏi thì tốt nhất không nên ăn lòng vì rất dễ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

Nếu có rẻ, cũng tuyệt đối không ăn lòng lợn theo cách này - 2

Không ăn khi mắc các bệnh tim mạch

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong nội tạng có nhiều chất đạm nhưng nó cũng chứa nhiều chất béo, đặc biệt hàm lượng cholesterol rất cao, nhất là trong óc, gan và cật lợn.

Đối với những người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng cholestetol máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, gout, thừa cân, béo phì… cần kiêng tuyệt đối, nếu không bệnh dễ tiến triển xấu thêm.

Cách chế biến lòng lợn sạch, an toàn

Khi mua lòng về, bạn đem lộn trái nhằm lọc hết phần màng mỡ bên trong. Tiếp đến, dùng muối hạt bóp thật kỹ phần lòng này. Sau khi làm sạch, bạn đem rửa lại dưới vòi nước mạnh.

Sau đó bạn nên dùng nước cốt chanh, chà xát để làm sạch những mỡ thừa còn sót. Nếu bạn rửa phần ruột già của lợn, bạn nên bóp thật kỹ với hỗn hợp giấm ăn và phèn chua với tỷ lệ 2 giấm: 1 phèn. Sau đó, rửa lại thật sạch bằng vòi nước mạnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MH (Gia Đình & Xã hội)
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN