Nam thanh niên 29 tuổi tức ngực khó thở, sút cân, đi khám phát hiện ung thư

Sự kiện: Ung thư

Trước khi vào viện một tháng, bệnh nhân xuất hiện tức ngực, khó thở tăng dần, kèm theo gầy sút suy kiệt, da xanh niêm mạc nhợt.

Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận bệnh nhân V.L, 29 tuổi ở Hải Dương. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng tức ngực, khó thở.

Theo GS.TS. Mai Trọng Khoa, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, trước vào viện một tháng, bệnh nhân xuất hiện tức ngực khó thở tăng dần, kèm theo gầy sút suy kiệt, da xanh niêm mạc nhợt. Bệnh nhân được khám ở một bệnh viện tỉnh Hải Dương và được chụp cắt lớp tính phát hiện khối u trung thất giữa xâm lấn nhĩ phải.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Bệnh nhân khó thở nhiều, không nằm được đầu thấp, sau đó được chuyển đến Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai.

Tại đây, bệnh nhân được mổ lấy u, đánh giá trong mổ khối u trung thất lớn xâm lấn nhĩ phải màng tim và các mạch máu lớn, được phẫu thuật lấy phần lớn khối u, sau mổ một phần khối u vẫn còn trên đại thể (khối u không lấy hết được).

Sau 7 ngày hậu phẫu, bệnh nhân được rút hết ống dẫn lưu và chuyển sang Trung Tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng gầy suy kệt, thiếu máu, đỡ khó thở, vết mổ liền tốt. Bệnh nhân tiếp tục được truyền máu, nuôi dưỡng.

Bệnh nhân được chẩn đoán xác định ung thư bao hoạt dịch.

Sau điều trị 1 đợt (sau 1 chu kỳ), kèm theo thuốc dự phòng hạ bạch cầu, bệnh nhân dung nạp và đáp ứng tốt, có một số tác dụng phụ như mệt, ăn kém, buồn nôn, rụng tóc.

Bệnh nhân tiếp tục được điều trị theo phác đồ AIM thêm 2 chu kỳ. Bệnh nhân vẫn dung nạp tốt, không có hạ bạch cầu, công thức máu và chức năng gan thận trong giới hạn bình thường.

Ung thư bao hoạt dịch nói riêng và ung thư phần mềm nói chung là bệnh có tiên lượng xấu, phương pháp điều trị chính là phẫu thuật, điều trị hóa chất toàn thân.

Tuy nhiên nếu quyết tâm và tuân thủ quá trình điều trị, bệnh nhân có thể đạt được kết quả tốt.

Bệnh cảnh của bệnh nhân trên đây là một trường hợp bệnh diễn biến nặng, phẫu thuật khó khăn, nhưng đáp ứng tốt với hóa chất, hy vọng bệnh nhân sẽ hoàn thành 6 chu kỳ hóa chất bổ trợ và đạt được đáp ứng lâu dài.

Nguồn: [Link nguồn]

Người mắc ung thư phổi, sử dụng hóa xạ trị ở giai đoạn nào?

Hóa xạ trị đồng thời trong ung thư phổi đạt hiệu quả tốt nhất ở thể bệnh nào, giai đoạn nào là thắc mắc của rất nhiều người bệnh ung thư phổi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN