Dùng tam thất không đúng cách có thể gây đột quỵ

Sự kiện: Sống khỏe

Tam thất là một vị thuốc quý. Công dụng hàng đầu của tam thất là cầm máu nhưng nếu dùng khi đang có cục máu đông trong tim, não… dễ gây đột quỵ.

Dùng tam thất không đúng cách có thể gây đột quỵ - 1

Ảnh minh hoạ: Internet

Tam thất là một vị thuốc quý, đặc biệt là đối với phụ nữ ở tuổi sinh đẻ. Tam thất có 2 loại là Tam thất bắc (sâm tam thất, điền thất nhân sâm, kim bất hoán, Panax pseudoginseng) và Tam thất nam (tam thất gừng, khương tam thất, ngải năm ông, Stahlianthus thorelii).

Tam thất bắc là có hàng rất gần với cây nhân sâm và có tác dụng cầm máu (khử ứ trị huyết) và rất tốt dùng cho phụ nữ sau khi sinh (tẩy huyết cũ sinh huyết mới)

Phần lớn củ Tam thất bắc đều có hình con quay hay hình thoi, độ dài trung bình là khoảng 3cm, đường kính trung bình 1.5cm, không phân nhánh, đầu củ sần sùi, thành nhiều mấu, có nhiều vết vằn dọc theo hết củ, vỏ ngoài cứng mầu xám hoặc xám đen (dạng sống) sau chuyển màu đen (dạng sơ chế), ruột đặc màu xám, chắc nặng, vị ngọt nhạt, hơi đắng, mùi thơm nhẹ. Cắt ngang củ thì sẽ thấy được phần thịt màu xám xanh. Nếm một tý sẽ có cảm giác vị đắng hơi ngọt kèm theo một ít mùi thơm. 

Theo PGS.TS Phùng Hòa Bình, tam thất bắc có vị đắng, ngọt và tính hơi ôn: Đối với những người bình thường và sử dụng để chữa u nếu cơ địa hoàn toàn bình thường không quá nóng và không quá lạnh thì có thể dùng tam thất thường xuyên.

Đối với những người quá nóng thì có tác dụng bất lợi là nếu uống trong thời gian dài có thể gây ra phản ứng mẫn cảm gây ngứa, mụn nhọt hoặc dị ứng... trong trường này dùng tam thất tùy theo cơ địa.

Dùng tam thất không đúng cách có thể gây đột quỵ - 2

Tam thất dùng sai cách có thể dẫn đến đột quỵ. Ảnh minh hoạ: Internet

GS.TS Nguyễn Xuân Sinh, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược học cổ truyền, trường Đại học Dược Hà Nội cho biết, Đông y xếp tam thất vào loại thuốc chỉ huyết, đầu vị của cầm máu. Thực tiễn lâm sàng đã chứng minh, tam thất ngoài tác dụng bổ kiểu nhân sâm, nó còn là vị thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh: cầm máu, hóa ứ, giảm đau (dùng cho các trường hợp huyết ứ dẫn đến đau đớn, các trường hợp chấn thương, sưng đau do huyết tụ). Đối tượng dùng tam thất tốt nhất là phụ nữ sau sinh chữa chảy máu, máu tụ và thiếu máu…

Cần lưu ý không nên dùng tam thất một cách đơn điệu để “bổ” như nhân sâm mà nên sử dụng theo hướng tác dụng cầm máu là chính, tiếp đến là tác dụng hóa ứ, giảm đau, tiêu u.

Tốt nhất là dùng tam thất dưới dạng “thực phẩm” tam thất tần gà hoặc dùng dưới dạng bột mịn, ngày 4 – 10g uống với nước ấm. Khi dùng cần chú ý: Đối với trường hợp làm tiêu máu tụ, chỉ nên sử dụng tam thất khi triệu chứng xuất huyết mới xảy ra.

Ví dụ, xuất huyết tiền phòng ở mắt, dùng tam thất lúc này rất tốt. Nếu trong mạch máu hoặc trong tim đã có các cục máu đông, không nên dùng tam thất nữa. Nếu dùng, cục máu này sẽ là trung tâm để kết tụ, làm cho cục máu to dần lên, ảnh hưởng đến sự lưu thông của mạch máu, đôi khi gây ra đột quỵ…

Củ tam thất có làm giảm khả năng tình dục và sinh sản nam giới không?

Về cơ bản, tam thất là một vị thuốc bệnh với công năng chủ yếu là tán ứ, hoạt huyết, chỉ huyết. Với nam giới, tam...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thái Hà ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN