Dùng ánh sáng diệt gọn mầm bệnh chết chóc hơn COVID-19

Sự kiện: Sống khỏe

Nhóm nghiên cứu Mỹ đã tìm ra phương án đột phát nhằm tiêu diệt loại mầm bệnh được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhiều lần cảnh báo là một trong những mối đe dọa hàng đầu đến sức khỏe toàn cầu.

Theo tóm tắt nghiên cứu được chuyên san khoa học PHYS đăng tải, mầm bệnh đáng sợ đó chính là các loại vi khuẩn kháng thuốc, vốn ngày một gia tăng về quân số.

Một phân tích trên Nature cho biết kháng thuốc, phần lớn là kháng kháng sinh, được cho là có thể liên quan tới 10 triệu ca tử vong mỗi năm vào năm 2050, theo đánh giá năm 2016 từ hội đồng gồm nhiều chuyên gia truyền nhiễm hàng đầu thế giới. Năm 2019 nó liên quan đến 4,95 triệu ca tử vong trong đó có 1,27 triệu ca đóng vai trò nguyên nhân trực tiếp.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Vladislav Yakovlev từ Khoa Kỹ thuật Y sinh Trường Đại học Texas A&M - Mỹ đã tìm ra cách khống chế chúng và nhận ra ánh sáng là "chìa khóa vàng".

Tụ cầu vàng là một trong những thành viên của "gia đình quái vật" là các vi khuẩn kháng thuốc, có thể gây nên tới 10 triệu ca tử vong mỗi năm vào năm 2050 - Ảnh minh họa từ Internet

Tụ cầu vàng là một trong những thành viên của "gia đình quái vật" là các vi khuẩn kháng thuốc, có thể gây nên tới 10 triệu ca tử vong mỗi năm vào năm 2050 - Ảnh minh họa từ Internet

Phối hợp với với một số nhà khoa học từ Đại học São Paulo - Brazil, nhóm Texas A&M đã điều chỉnh liệu pháp quang động học kháng khuẩn (aPDT), là một dạng phản ứng hóa học được kích hoạt bởi ánh sáng ở bước sóng nhìn thấy được.

Liệu pháp này không trực tiếp sát thương vi khuẩn, nhưng gián tiếp diệt gọn chúng bằng cách làm suy yếu đến mức có thể bị các kháng sinh hiện tại loại bỏ hiệu quả.

"Sử dụng aPDT kết hợp với kháng sinh tạo ra sức mạnh tổng hợp của sự tương tác, tạo ra một giải pháp. Đó là một bước đi đúng hướng chống lại vi khuẩn kháng thuốc" - giáo sư Yakovlev giải thích.

Ánh sáng không phải loại vũ khí quá mới mẻ đối với y học. Tia cực tím lần đầu tiên được sử dụng để khử trùng từ 100 năm trước. Những tiến bộ sau đó của quang trị liệu ngày một phổ biến theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đem lại nhiều liệu pháp an toàn và hiệu quả.

Với aPDT, nó đã chống lại vi khuẩn bằng ba công cụ chính là oxy phân tử, ánh sáng và chất cảm quang.

Một loại thuốc nhuộm y học cực kỳ an toàn và thông dụng - chất kháng khuẩn xanh methylene - đã được dùng làm chất cảm quang. Sau đó nguồn sáng được cấu tạo từ 25 đèn LED hình nón phản chiếu đã tác động vào vi khuẩn Staphylococcus aureus kháng methicillin.

Staphylococcus aureus, tức "tụ cầu vàng", có thể gây ra một loạt vấn đề từ nhiễm trùng da, đường ruột cho tới viêm phổi, viêm tủy... Một số chủng mang độc lực cao và kháng thuốc có thể gây viêm dạ dày - ruột nặng, thậm chí sốc nhiễm trùng - nhiễm độc.

Kết quả thí nghiệm rất mỹ mãn và sau bài công bố ban đầu trên tạp chí khoa học PNAS, các nhà nghiên cứu tiếp tục tinh chỉnh liệu pháp, hy vọng sớm tạo ra những phác đồ chuẩn dành cho nhiều trường hợp nhiễm vi khuẩn khác thuốc kháng nhau.

Ngày càng nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc xuất hiện. Trong một đánh giá năm 2019, WHO từng xếp kháng kháng sinh vào 1 trong 10 mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe toàn cầu. Nó thậm chí gây chết người nhiều hơn cả HIV/AIDS và sốt rét cộng lại.

Và trong khi những mầm bệnh mới nổi khác như COVID-19 được nhân loại tìm ra cách khống chế, cuộc chạy đua đi tìm kháng sinh mạnh hơn của con người ngày càng thụt lùi so với tốc độ mạnh lên của các vi khuẩn kháng thuốc, đó là nguyên nhân của dự báo chết chóc về 10 triệu người chết/năm, cao hơn cả đại dịch COVID-19 và hầu hết đại dịch khác.

Một ví dụ điển hình của vi khuẩn kháng thuốc được nhắc đến gần đây là những ca "siêu bệnh lậu", xuất hiện cách đây vài năm và nhanh chóng lan rộng toàn cầu, khiến căn bệnh "xưa như Trái Đất" trở nên cực kỳ khó chữa, gây hậu quả lớn.

Nguồn: [Link nguồn]

Sau dịch COVID-19, tử vong do kháng thuốc kháng sinh sẽ là hiểm họa của thế giới

Nhằm kiểm soát tình trạng kháng kháng sinh, kê đơn thuốc bừa bãi, Bộ Y tế đã triển khai thí điểm Hệ thống thông tin quản lý kê đơn thuốc điện tử.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Anh ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN