Đi ngoài ra máu, thanh niên 17 tuổi sốc khi được phát hiện ung thư di căn, chuyên gia chỉ rõ dấu hiệu tuyệt đối không chủ quan!

Sự kiện: Ung thư

Đi khám với biểu hiện đi ngoài ra máu, thanh niên 17 tuổi phát hiện bị ung thư đại trực tràng di căn gan.

Theo thống kê, độ tuổi mắc ung thư đại trực tràng phổ biến là trên 50, tuy nhiên thời gian gần đây những trường hợp mắc ung thư đại trực tràng ngay từ khi còn trẻ hiện không quá hiếm gặp.

Ung thư đại trực tràng là bệnh có tỷ lệ di truyền rất cao. Ảnh minh họa

Ung thư đại trực tràng là bệnh có tỷ lệ di truyền rất cao. Ảnh minh họa

ThS BS CKII Hà Hải Nam, Phó Trưởng khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K cho biết, vừa qua bệnh viện đã tiếp nhận một thanh niên 17 tuổi đến khám với biểu hiện đi ngoài ra máu, được chẩn đoán mắc ung thư trực tràng đã di căn gan. Khối u của bệnh nhân khá lớn, nguy cơ bán tắc ruột nên được chỉ định mổ. Sau phẫu thuật, bệnh nhân phải truyền hóa chất.

Được biết, bệnh nhân này có yếu tố gia đình là bố mất sớm do ung thư đại trực tràng. Anh trai bệnh nhân cũng mắc ung thư đại trực tràng, được phát hiện khi 28 tuổi.

Theo BS Nam, ung thư đại trực tràng là bệnh có tỷ lệ di truyền rất cao. Ung thư đại trực tràng có yếu tố gia đình thường gặp ở người có bệnh lý đa polyp và người mắc hội chứng Lynch.

Với đa polyp di truyền yếu tố gia đình, tỷ lệ di truyền cho thế hệ sau lên tới 80%. Những trường hợp này, nguy cơ ung thư hóa từ tuổi 40 trở đi gần như là 100% nếu không được phát hiện sớm điều trị dự phòng.

Đi ngoài ra máu kéo dài trên 2 tuần cần được đi khám sớm. Ảnh minh họa

Đi ngoài ra máu kéo dài trên 2 tuần cần được đi khám sớm. Ảnh minh họa

Đi ngoài ra máu, dấu hiệu nguy hiểm cần được khám sớm!

Đi ngoài ra máu là hiện tượng trong phân có lẫn máu hoặc đi ngoài ra máu cuối bãi. Đi ngoài ra máu đỏ thẫm hoặc đỏ tươi, thậm chí là thâm đen. Biểu hiện của máu lẫn trong phân tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân của đi ngoài ra máu có thể do: Bệnh trĩ, viêm đại tràng tá tràng, viêm túi thừa, viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng lây qua đường tình dục, polyp, ung thư đại trực tràng,...

Đi ngoài ra máu có thể là biểu hiện thông thường và không cần phải điều trị. Nhưng nếu đi ngoài ra máu với lượng máu nhiều, kéo dài trên 2 tuần mặc dù đã điều chỉnh chế độ ăn; hoặc gây đau đớn, mệ mỏi sút cân; hình dạnh và kết cấu phân thay đổi bất thường kéo dài hơn 3 tuần hoặc đi tiểu không kiểm soát thì tốt nhất cần đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị. 

Thực tế, đi ngoài ra máu nếu lẫn trong phân rất khó phát hiện bằng mắt thường. Việc xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân là một trong những xét nghiệm quan trọng và hiệu quả trong sàng lọc ung thư đại trực tràng.

Lưu ý: Trước khi thực hiện xét nghiệm, bệnh nhân cần tránh ăn các thực phẩm như: Chuối, củ cải, cá trích, thực phẩm giàu vitamin C,... Nếu kết quả bất thường, bác sĩ có thể chỉ định thêm một vài phương pháp khác như: Nội soi, chụp khung đại tràng, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, siêu âm.

Nguồn: [Link nguồn]

Tay có nốt bỗng dưng loét, chảy dịch, bác sĩ cảnh báo dấu hiệu ung thư da

Ung thư da là một trong các ung thư thường gặp có 3 loại chính là ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào vảy và ung thư hắc tố.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN