Đi ngoài ra máu, thanh niên 17 tuổi đã bị ung thư trực tràng di căn

Sự kiện: Ung thư trực tràng

Bệnh nhân này có yếu tố gia đình là bố mất sớm do ung thư đại trực tràng. Anh trai bệnh nhân cũng mắc ung thư đại trực tràng, được phát hiện khi 28 tuổi.

ThS.BS CKII Hà Hải Nam, Phó Trưởng khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K cho biết, bệnh nhân 17 tuổi đến khám với biểu hiện đi ngoài ra máu, được chẩn đoán mắc ung thư trực tràng đã di căn gan. Khối u của bệnh nhân khá lớn, nguy cơ bán tắc ruột nên được chỉ định mổ. Sau phẫu thuật, bệnh nhân phải truyền hóa chất.

Bệnh nhân này có yếu tố gia đình là bố mất sớm do ung thư đại trực tràng. Anh trai bệnh nhân cũng mắc ung thư đại trực tràng, được phát hiện khi 28 tuổi.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Bác sĩ từng gặp một bệnh nhi 12 tuổi đã mắc bệnh. Bệnh nhi có tiền sử táo bón từ rất sớm.

Theo gia đình, khoảng 7-8 tuổi, trẻ đã xuất hiện đau bụng, nhưng siêu âm kết quả bình thường. Đến năm 12 tuổi, các cơn đau xuất hiện nhiều và trẻ đi ngoài lẫn máu. Bệnh nhi được chỉ định nội soi, kết quả nghi ngờ ung thư nên đã được chuyển tới Bệnh viện K điều trị.

Tại Bệnh viện K, trẻ được chẩn đoán mắc ung thư đại tràng trái và có chỉ định phẫu thuật. Sau đó, trẻ tiếp tục điều trị hóa chất. Trước đó, bác, ông nội của trẻ cũng mắc ung thư đại trực tràng và mất sớm.

Theo BS Nam, ung thư đại trực tràng là bệnh có tỷ lệ di truyền rất cao trong số các bệnh ung thư. Ung thư đại trực tràng có yếu tố gia đình thường gặp ở người có bệnh lý đa polyp và người mắc hội chứng Lynch.

Với đa polyp di truyền yếu tố gia đình, tỷ lệ di truyền cho thế hệ sau lên tới 80%. Những trường hợp này, nguy cơ ung thư hóa từ tuổi 40 trở đi gần như là 100% nếu không được phát hiện sớm điều trị dự phòng.

Bác sĩ Nam từng phẫu thuật cho một bệnh nhân nữ 18 tuổi với hàng trăm polyp trong lòng đại tràng. Bệnh nhân đã phải cắt bỏ toàn bộ đại tràng. Nếu không được cắt sớm, thì chỉ sau 5-7 năm các polyp kia có thể thành ung thư, khi đó điều trị sẽ rất khó khăn.

Mẹ bệnh nhân cho biết, bố của cô gái cũng mắc ung thư đại trực tràng và mất khi mới 40 tuổi. 2 năm sau ngày bố mất, vì lo ngại căn bệnh ung thư có thể di truyền nên gia đình đưa cô đi khám.

Ước tính, khoảng 5% bệnh nhân ung thư đại trực tràng có yếu tố di truyền về gen, với hai hội chứng chính hay gặp. Thứ nhất là hội chứng Lynch, tức ung thư đại trực tràng di truyền không phải đa polyp. Hội chứng này là nguyên nhân của 2-4% ca ung thư đại trực tràng, thường do di truyền sự khiếm khuyết ở một gen MNH1 hoặc MSH2... Sự đột biến ở những gen khác cũng có thể gây hội chứng này.

Nhóm thứ hai là hội chứng đa polyp có tính chất gia đình. Nguyên nhân do đột biến gen APC, di truyền từ bố mẹ sang con. Gen APC ức chế sự hình thành của khối u sinh ra ở đại tràng và có sự đột biến. Nó chiếm khoảng 1% ca ung thư đại trực tràng.

Để phòng ngừa ung thư đại trực tràng, mọi người nên:

- Tăng cường vận động thể chất.

- Hạn chế ăn mỡ, thịt động vật; giảm calo và chất béo từ 40% xuống 20-25%.

- Tăng cường ăn các chất xơ và hoa quả tươi hằng ngày.

- Hạn chế thức ăn muối, lên men, cá khô, nước tương, thịt xông khói.

- Tránh để những chất gây đột biến gen nhiễm trong thức ăn như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc tăng trọng.

- Hạn chế lạm dụng rượu, bia và các chất lên men khác.

- Không dùng quá nhiều thịt, chất béo có nguồn gốc từ đạm động vật.

- Bổ sung thật đầy đủ chất xơ từ lúa mạch, trái cây, rau tươi… Những chất này làm loãng chất sinh ung thư trong phân, làm giảm thời gian ứ đọng phân trong lòng ruột, đồng thời sinh ra những vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

- Bổ sung thêm các vitamin E, C, và A, uống thêm canxi.

- Khám sức khỏe định kỳ, tầm soát phát hiện sớm ung thư đại trực tràng.

Nguồn: [Link nguồn]

Ung thư phổi liệu có di truyền hay không?

Nhiều người đặt câu hỏi: Trong trường hợp nào sẽ nghĩ nhiều đến ung thư di truyền hay ung thư gia đình?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TUẤN ANH ([Tên nguồn])
Ung thư trực tràng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN