Đi khám sức khỏe, quý ông ngã ngửa phát hiện ung thư tinh hoàn

Vì tinh hoàn sưng nhưng không gây đau nên anh T. (TPHCM) không đi khám trong một thời gian tương đối dài.

Phòng khám Y học gia đình Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD) thường xuyên tiếp nhận các trường hợp người bệnh bị ung thư tinh hoàn giai đoạn trễ đã di căn mà không có bất kỳ triệu chứng nào, chỉ được phát hiện khi tình cờ khám sức khỏe tổng quát.

Đi khám sức khỏe, quý ông ngã ngửa phát hiện ung thư tinh hoàn - 1

Anh T. cho biết, trước đó vài tháng có bị sưng tinh hoàn phải, sau đó tự hết.

ThS BS. Nguyễn Như Vinh – Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp BV ĐHYD dẫn chứng ca bệnh điển hình về trường hợp mới đây của anh Huỳnh Văn T, 25 tuổi, ngụ tại TPHCM.

Anh T. đi kiểm tra sức khỏe vì thấy ho chút ít và không có triệu chứng gì khác. Khi làm các xét nghiệm kiểm tra, các bác sĩ phát hiện có rất nhiều nốt trên phổi - hình ảnh điển hình của ung thư từ một cơ quan khác di căn đến phổi.

Bệnh nhân này có kết quả các xét nghiệm tổng quát (bao gồm xét nghiệm máu, siêu âm bụng, xét nghiệm nước tiểu) bình thường và có sức khoẻ tương đối tốt nên bác sĩ lưu ý đến các cơ quan thường bị bỏ sót trong quá trình khám và xét nghiệm tổng quát là tinh hoàn.

Khi hỏi về các triệu chứng ở tinh hoàn, anh T. cho biết, hiện tại không có gì bất thường, ngoại trừ trước đó vài tháng có bị sưng tinh hoàn phải, sau đó tự hết.

Khi khám tinh hoàn bên phải của anh T, BS Vinh phát hiện khối u cứng, không sưng đau. Vì không gây đau nên người bệnh đã không đi khám trong một thời gian tương đối dài. Đây chính là lý do ung thư tinh hoàn có thời gian di căn lên phổi.

Đi khám sức khỏe, quý ông ngã ngửa phát hiện ung thư tinh hoàn - 2

Một ca bệnh điển hình về ung thư tinh hoàn.

ThS BS. Nguyễn Như Vinh khuyến cáo, khi quý ông có dấu hiệu như vậy, bác sĩ cần tìm kiếm bộ phận nào trong cơ thể bị ung thư (gọi là ổ nguyên phát) dẫn đến di căn đến phổi.

Các bộ phận bị ung thư di căn đến phổi thường hay gặp ở vú (ở phụ nữ), tinh hoàn (ở nam giới), đại tràng, thận, vòm hầu, xương, tuyến giáp...

TS BS. Nguyễn Hoàng Đức – Trưởng khoa Tiết niệu BV ĐHYD cũng cho biết, vấn đề cần lưu ý ở trường hợp này là, dù phát hiện có bất thường ở bìu từ trước nhưng do chủ quan nên người bệnh không đi khám, và ngay cả khi đi khám vẫn không nói với bác sĩ về bất thường.

Người bệnh cho rằng, triệu chứng như vậy rất bình thường nhưng phần lớn, khi bị bệnh ở những chỗ nhạy cảm như bộ phận sinh dục sẽ khiến người bệnh ngại đi khám hay ngại khai bệnh với bác sĩ.

Do vậy, người dân nên đi khám định kỳ mỗi 1- 2 năm một lần để phát hiện bệnh sớm nhằm đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Các bạn nam trẻ tuổi nên tự khám cơ quan sinh dục của mình và nếu thấy bất thường nên đi khám và không nên ngại ngần trao đổi với bác sĩ về vấn đề này.

Bị ung thư do tinh hoàn 'đi lạc' trong ổ bụng 20 năm

Năm 10 tuổi, bệnh nhân đã được phẫu thuật để đưa tinh hoàn bên phải xuống bìu. Tuy nhiên, bên trái thì không đưa được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN