Dấu hiệu cảnh báo bạn bị tăng đường huyết, rất nhiều người đã bỏ qua mà không biết

Các dấu hiệu cảnh báo về lượng đường trong máu cao thường xuất hiện sau vài ngày hoặc vài tuần. Do đó, không bao giờ được bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo.

Thông thường, lượng đường trong máu tăng cao thường xuất hiện ở những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2, vì thế họ phải thường xuyên theo dõi để có biện pháp kiểm soát.

Thế nhưng lượng đường trong máu tăng cao cũng chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động hằng ngày. Vì thế việc tăng hay giảm đường máu là điều bình thường ngay cả những người không được chẩn đoán mắc bệnh.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tuy nhiên khi mức đường máu cao liên tục có thể khiến cơ thể gặp phải một số vấn đề như tăng nguy cơ nhiễm trùng và có thể ảnh hưởng lâu dài đến các cơ quan khác như mắt và thận. Theo thời gian, nó cũng có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Nếu mức đường huyết sau ăn một đến hai giờ từ 100–125 mg/dL hoặc lớn hơn 180mg/dL, thì tình trạng đó được gọi là tăng đường huyết.

Các chuyên gia y tế cho biết các dấu hiệu cảnh báo về lượng đường trong máu cao thường xuất hiện sau vài ngày hoặc vài tuần. Vì vậy, không bao giờ được bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo.

Triệu chứng thường gặp khi tăng đường huyết

Luôn khát nước

Điều chỉnh lượng đường trong máu phụ thuộc phần lớn vào thận. Với người bình thường, thận lọc glucose (đường) dư thừa ra khỏi máu và tái hấp thu nó để nước tiểu có ít hoặc không có glucose. Nếu bạn bị tăng đường huyết, quá trình này sẽ khó khăn hơn vì thận phải làm nhiều hơn để hấp thụ lượng glucose dư thừa.

Khi các mô mất nhiều chất lỏng, bạn càng muốn uống nước nhiều hơn. Nếu bạn nhận thấy uống bao nhiêu nước nhưng vẫn khô rát, khô miệng nghiêm trọng có thể là dấu hiệu tăng đường huyết.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mắt mờ đi

Lượng đường trong máu cao cũng có thể dẫn đến bệnh võng mạc. Trên thực tế, bệnh nhân cao tuổi thường rất dễ bỏ qua triệu chứng này, thậm chí có người còn nhầm tưởng là do lão hóa. Vì vậy, người cao tuổi sau khi bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra đáy mắt định kỳ 6 tháng một lần, để tránh gặp phải các tổn thương võng mạc mà không hề hay biết.

Tăng cảm giác đói

Quá nhiều đường trong máu có nghĩa là các tế bào của cơ thể bị đói vì thiếu năng lượng và tất nhiên bạn sẽ cảm thấy đói. Nhưng bạn càng ăn nhiều carbohydrate thì lượng đường trong máu càng cao.

Đi tiểu nhiều hơn

Thường gặp nhất là vào ban đêm có thể là dấu hiệu của lượng đường trong máu tăng cao. Đây là kết quả của việc làm loãng lượng đường dư thừa trong máu và đào thải nó ra ngoài qua nước tiểu.

Đói thường xuyên hơn

Khi lượng đường dư thừa trong máu đồng nghĩa với việc cơ thể không thể sử dụng nó để làm nhiên liệu. Do đó, các tế bào thiếu năng lượng, khiến bạn cảm thấy đói thường xuyên hơn. Nhưng bạn càng tiêu thụ nhiều carbohydrate, lượng đường trong máu càng tăng cao.

Luôn mệt mỏi

Các tế bào thiếu năng lượng khiến cơ thể cảm thấy uể oải, mệt mỏi. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi thường xuyên sau khi ăn một bữa ăn, nhất là một bữa ăn giàu carbohydrate.

Mất ham muốn tình dục

Nếu nam giới mắc bệnh tiểu đường mà đột ngột giảm ham muốn và thời gian cương cứng ngắn thì nên cảnh giác, rất có thể đã bị rối loạn chức năng tình dục do tăng đường huyết.

Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, những bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tiểu đường trên 10 năm đặc biệt có nguy cơ mắc chứng rối loạn cương dương, tỷ lệ cao gấp 3 đến 4 lần so với người bình thường.

Lưu ý: Nếu bạn cảm thấy bản thân có những dấu hiệu không bình thường và nghi ngờ bị tăng đường huyết, hãy đi kiểm tra để chẩn đoán sớm.

- Trường hợp bạn không bị đái tháo đường và tăng đường máu chỉ mang tính nhất thời, bạn nên điều chỉnh lối sống theo tư vấn của bác sĩ.

- Trường hợp bạn đang bị đái tháo đường, cần kiểm tra đường huyết nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trên đây. Bạn nên tăng cường đi bộ hoặc tập thể dục nhẹ, dinh dưỡng hợp lý, uống thêm nước và điều chỉnh thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Nguồn: [Link nguồn]

Một người đàn ông 40 tuổi chết vì bệnh tiểu đường do thói quen tai hại này

Ông Hoàng (Trung Quốc) năm nay 40 tuổi, là nhân viên chuyển phát nhanh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Bệnh tiểu đường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN