COVID-19 đã thay đổi xu hướng lựa chọn thực phẩm của chúng ta như thế nào?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Xu hướng thực phẩm năm 2021 bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những thay đổi về hành vi và xã hội kể từ đầu đại dịch.

Cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu đã thay đổi sở thích của người tiêu dùng theo những cách mới và bất ngờ. Nhu cầu về các loại thực phẩm và đồ uống hỗ trợ hệ thống miễn dịch, cải thiện tâm trạng và giảm tác động đến môi trường tăng cao, điều này đã tạo ra cơ hội trong việc đổi mới dinh dưỡng hằng ngày.

1. Chủ động nuôi dưỡng cơ thể và tinh thần

Có 31% người tiêu dùng chú ý đến việc mua sắm thực phẩm tốt cho sức khỏe hơn và 50% cho biết họ thích thực phẩm và đồ uống có chứa thành phần tự nhiên, có lợi cho sức khỏe.

COVID-19 đã thay đổi xu hướng lựa chọn thực phẩm của chúng ta như thế nào? - 1

Ngoài ra, các yếu tố cảm quan như hương vị và màu sắc cũng đóng một vai trò quan trọng. Người tiêu dùng tập trung vào các loại thực phẩm và đồ uống có màu sắc tươi sáng như cam, quýt sở hữu nguồn vitamin C dồi dào, cũng như các sản phẩm có hương vị quen thuộc trong thời điểm căng thẳng.

2. Tính bền vững là trung tâm

Gần 65% người tiêu dùng muốn có tác động tích cực đến môi trường thông qua hành động hằng ngày của họ. Đây chính là lý do vì sao 32% người tiêu dùng mua các mặt hàng được sản xuất bền vững.

COVID-19 đã thay đổi xu hướng lựa chọn thực phẩm của chúng ta như thế nào? - 2

Nhận thức ngày càng tăng về tác động tập thể đối với môi trường đã tạo ra sự thay đổi trong các công ty thực phẩm. Các công ty cần chứng minh và cam kết sản phẩm của họ giúp bảo vệ môi trường thì mới thu hút được nhiều người tin dùng.

3. Mọi người quan tâm hơn đến hệ vi sinh vật đường ruột

Khoảng 25% người tiêu dùng toàn cầu gặp các vấn đề về sức khỏe tiêu hóa. Trong số đó, 50% cho rằng nó có tác động trung bình hoặc nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của họ.

COVID-19 đã thay đổi xu hướng lựa chọn thực phẩm của chúng ta như thế nào? - 3

Đại dịch đã thúc đẩy sự quan tâm của người tiêu dùng một cách toàn diện hơn đối với sức khỏe, bao gồm sự hiểu biết sâu sắc hơn về vai trò nền tảng của hệ vi sinh vật đường ruột đối với sức khỏe mỗi cá nhân.

Các sản phẩm nhắm mục tiêu đến hệ vi sinh vật đã được chứng minh là giúp giải quyết các vấn đề và tình trạng trao đổi chất, cụ thể như cân nặng, hệ thống miễn dịch và hình thành cảm xúc tốt hơn. Điều này tạo ra mảnh đất màu mỡ cho việc đổi mới thực phẩm và đồ uống với các giải pháp hỗ trợ chức năng hệ vi sinh của cơ thể.

4. Sự bùng nổ thực phẩm làm từ thực vật

COVID-19 đã thay đổi xu hướng lựa chọn thực phẩm của chúng ta như thế nào? - 4

Trên thế giới có 56% người tiêu dùng đang cố gắng sử dụng thực phẩm và đồ uống có nguồn gốc thực vật hơn. Nhu cầu đối với các sản phẩm protein có nguồn gốc thực vật đang nhanh chóng được mở rộng, không chỉ dừng lại ở bánh mì mà còn các loại đồ ăn nhẹ protein ăn liền và hơn thế nữa. Nhiều công ty sữa cũng nhanh chóng thích nghi với xu hướng này, để cho ra đời các loại sữa hạt, cung cấp nhiều protein hơn sữa truyền thống và thêm các thành phần chức năng như men vi sinh.

5. Tính minh bạch xây dựng lòng tin của người tiêu dùng

COVID-19 đã thay đổi xu hướng lựa chọn thực phẩm của chúng ta như thế nào? - 5

Người tiêu dùng giờ đây mong muốn nhãn thực phẩm cung cấp thông tin dinh dưỡng minh bạch hơn, mong muốn hiểu rõ hơn về nguồn gốc của các thành phần trong thực phẩm và đồ uống. Họ tìm kiếm thực phẩm có hương vị, màu sắc tự nhiên hoặc các sản phảm màu xanh đậm hay màu bạc hà để khơi gợi sự mát mẻ và tràn đầy năng lượng đối với đồ uống. Chất tạo ngọt tự nhiên từ các loại hoa quả, cỏ ngọt ngày càng phổ biến khi người tiêu dùng đang tìm kiếm những sản phẩm giảm hấp thu lượng đường có hại vào trong cơ thể.

Nguồn: [Link nguồn]

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Sức đề kháng không chỉ để phòng bệnh COVID-19

Các biện pháp thường được khuyến cáo trong mùa dịch không chỉ để người khỏe mạnh phòng bệnh mà vẫn rất cần thiết...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mẫn Nhi (Theo Candy Industry) ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN