Chuyên gia: Sốt xuất huyết có thể xảy ra hiện tượng cô đặc máu, tử vong

Sốt xuất huyết có thể diễn biến nặng ở ngày thứ 4 đến thứ 7. Thời điểm này, bệnh nhân có thể xảy ra hiện tượng cô đặc máu dẫn đến tử vong.

Tại TP.HCM vừa có ca tử vong do sốt xuất huyết (trước đó Hà Nội cũng có 2 ca tử vong). Tất cả các ca tử vong này đều do đến bệnh viện quá muộn.

Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, trong 8 tháng đầu năm 2020, TP đã có 11.999 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH), gồm 6.589 bệnh nhân điều trị nội trú và 5.410 bệnh nhân điều trị ngoại trú. Riêng trong tháng 8 vừa qua đã ghi nhận 1 trường hợp bệnh nhân nữ tử vong vì sốt xuất huyết ở TP.HCM.

Theo BS Thư, không giống như các bệnh virus thông thường khác có thể tự khỏi sau 3-5 ngày, sốt xuất huyết có thể diễn biến nặng ở ngày 4-7.

Theo BS Thư, không giống như các bệnh virus thông thường khác có thể tự khỏi sau 3-5 ngày, sốt xuất huyết có thể diễn biến nặng ở ngày 4-7.

Dự báo trong những tuần sắp tới số ca bệnh sốt xuất huyết hằng tuần tại TP.HCM sẽ tiếp tục tăng theo mùa.

Còn tại Hà Nội, theo Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 3/9, Hà Nội có 1.726 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó tử vong 2 trường hợp. Các trường hợp mắc phân bố tại 29/30 quận, huyện và 303/579 xã, phường. Một số quận huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân là Phúc Thọ, Thường Tín, Thanh Oai, Đống Đa.

Trước tình hình dịch bệnh do sốt xuất huyết khiến nhiều người lo ngại, đặc biệt học sinh đang vào mùa tựu trường, ở bán trú, TS.BS Nguyễn Kim Thư – Trưởng khoa Virút – Ký sinh trùng, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng cảnh báo, các bệnh nhân SXH có nhiều mức độ khác nhau: bệnh nhân không có dấu hiệu cảnh báo, bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo và bệnh nhân SXH nặng.

“Với trường hợp bệnh nhân SXH có dấu hiệu cảnh báo thì cần nhập viện điều trị và theo dõi. Đa số các bệnh nhân thường có dấu hiệu cảnh báo từ ngày thứ 4, ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi bị sốt nên người bệnh thường chủ quan nghĩ là đã khỏi bệnh", TS.BS Kim Thư lưu ý.

Mặt khác, các nhân viên y tế luôn phải theo dõi sát sao bệnh nhân hàng ngày, tiến hành xét nghiệm công thức máu cũng như theo dõi tình trạng bệnh nhân để xử lý kịp thời nếu người bệnh có diễn biến nặng lên.

Theo TS.BS Nguyễn Kim Thư, diễn biến của dịch sốt xuất huyết của nước ta trong năm 2020 vẫn như mọi năm. Dịch diễn ra ở miền Bắc từ tháng 6 hoặc tháng 7 và kết thúc vào tháng khoảng tháng 12. Ở miền Nam, dịch trải đều trong năm.

Theo BS Thư, không giống như các bệnh virus thông thường khác có thể tự khỏi sau 3-5 ngày, sốt xuất huyết có thể diễn biến nặng ở ngày 4-7. Thời điểm này, bệnh nhân có thể xảy ra hiện tượng cô đặc máu dẫn đến tử vong.

Do đó, BS Thư khuyến cáo, để bảo vệ sức khỏe, cũng như tính mạng của bản thân, khi ghi nhận những dấu hiệu nghi ngờ, người dân cần đến bệnh viện để thăm khám trong 3 ngày đầu.

Nếu có biểu hiện sốt đột ngột, đau đầu, đau mỏi người, mệt nhiều thì cần đến các cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm máu xem có bị SXH hay không. Đây là một xét nghiệm đơn giản, nhanh phát hiện sớm SXH để bác sĩ có thể chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Hiện nay bệnh SXH chưa có vắc-xin để phòng bệnh và thuốc đặc hiệu để điều trị. Phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát được hoạt động của muỗi truyền bệnh SXH như tránh muỗi đốt kể cả ban ngày; diệt bọ gậy muỗi.

Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh SXH cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Nguồn: [Link nguồn]

Hà Nội ra văn bản khẩn sau ca tử vong do sốt xuất huyết

Chiều tối 24/8, Sở Y tế Hà Nội có văn bản khẩn yêu cầu các đơn vị y tế trong ngành tăng cường triển khai các biện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Dịch sốt xuất huyết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN