Chuyên gia chỉ cách phòng bệnh tai, mũi, họng khi cho con đi bơi

Sự kiện: Sống khỏe

Cần phải cho trẻ vận động, làm nóng người và trang bị đầy đủ những vật dụng cần thiết trước khi cho trẻ xuống nước.

Bơi lội là môn thể thao giúp rèn luyện sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ phải nhập viện gia tăng do các bệnh tai, mũi, họng.

Chuyên gia chỉ cách phòng bệnh tai, mũi, họng khi cho con đi bơi - 1

Người có tiền sử bị viêm tai giữa, viêm xong, bệnh truyền nhiễm tốt nhất không nên đi bơi. Ảnh minh họa

Thực tế, viêm tai, mũi, họng do đi bơi có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng trẻ nhỏ chiếm tỷ lệ cao nhất. Nguyên nhân là do trẻ chưa có ý thức tự bảo vệ và chăm sóc tốt mỗi khi bơi.

Bên cạnh đó, ở những hồ bơi không đảm bảo điều kiện vệ sinh, nước hồ bơi có thể chứa những chất thải do một số người kém ý thức khi đi bơi thải ra (như đàm dãi, nước mũi, thậm chí là cả nước tiểu...) dẫn đến nguy cơ mắc bệnh. Trong đó, mũi họng là nơi chịu ảnh hưởng đầu tiên của nguồn bệnh rồi mới đến các cơ quan khác bên trong như tai, xoang, thanh khí - phế quản, phổi, đường tiêu hóa...

Theo các chuyên gia, những người có tiền sử bị viêm tai giữa, viêm xoang, người mắc bệnh truyền nhiễm… tốt nhất là không đi bơi vì rất dễ tái phát bệnh.

Cách phòng tránh bệnh về tai mũi họng khi bơi

Chuyên gia chỉ cách phòng bệnh tai, mũi, họng khi cho con đi bơi - 2

Cần trang bị cho trẻ đầy đủ các vận dụng cần thiết khi bơi. Ảnh minh họa

- Nên chọn những nơi xử lý nước hồ bơi sạch. Không nên bơi ở những hồ ao tù hãm, những khúc sông ngòi bẩn có nhiều cống rãnh đổ vào. Nước bẩn có mang sẵn nhiều loại vi khuẩn, gây các bệnh như đau mắt, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm tai...

- Trước khi bơi phải khởi động đầy đủ, tập thể dục làm nóng cơ thể trước khi xuống nước. Tuyệt đối không nhảy xuống nước tắm hoặc bơi lội khi cơ thể đang ra mồ hôi vì rất dễ bị cảm lạnh đột ngột và chuột rút.

- Sử dụng dụng cụ nút tai khi đi bơi. Sau bơi cần nghiêng đầu sang từng bên để nước chảy ra, không dùng bông tăm vì vô tình sẽ đẩy vi khuẩn vào sâu trong ống tai.

- Nên trang bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như: nón bơi, kính bơi, nước muối sinh lý nhỏ mắt, xà phòng,...Ngoài ra, trước khi xuống hồ chúng ta không nên ăn quá no, nên tắm trước với nước làm sạch cơ thể trước khi xuống hồ bơi.

- Khi mới bơi xong, tắm kỹ bằng nước sạch để tránh nhiễm bẩn từ nước hồ và lau khô giữ ấm. Sau đó, xì mũi nhẹ cho nước trong mũi ra sạch, ngoài ra hãy nhỏ mắt, nhỏ mũi và súc họng bằng nước muối sinh lý.

Xử lý đúng cách khi trẻ đi bơi bị nước vào tai

Tắc nước trong tai trong một thời gian dài sẽ dẫn đến nhiễm trùng tai, ráy tai và bụi bẩn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN