Cậu bé 15 tuổi qua đời vì “kẻ giết người thầm lặng” sau khi có triệu chứng giống cúm

Seán Hughes (15 tuổi, Anh) xuất hiện các triệu chứng giống cúm và 4 ngày sau, cậu bé qua đời.

Trong 1 lần đi học về, Seán Hughes cảm thấy không khỏe nên được gia đình đưa đến bác sĩ địa phương. Cậu bé được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, nhưng sau khi uống vẫn không cảm thấy khỏe và được đưa vào viện khám.

Các bác sĩ trong bệnh viện cũng không phát hiện ra bệnh của Seán. 4 ngày sau, cậu bé qua đời. Khám nghiệm tử thi cho thấy nguyên nhân cái chết là do nhiễm trùng huyết.

Cậu bé 15 tuổi qua đời vì “kẻ giết người thầm lặng” sau khi có triệu chứng giống cúm - 1

Gia đình rất ngạc nhiên bởi Seán mới chỉ 15 tuổi và là 1 cậu bé khỏe mạnh, không có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào.

Nhiễm trùng huyết được coi là “kẻ giết người thầm lặng”. Căn bệnh này rất nguy hiểm với các triệu chứng khó phát hiện ra.

Nhiễm trùng huyết xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng quá mức với nhiễm trùng và bắt đầu làm hỏng các mô, cơ quan trên cơ thể, còn được gọi là ngộ độc máu hoặc nhiễm trùng máu. Nếu không được điều trị khẩn cấp, tình trạng này có thể chuyển thành sốc nhiễm trùng khiến các cơ quan bị suy.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Anh (CDC Anh) cho biết, hầu hết các trường hợp nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gây ra.

Cậu bé 15 tuổi qua đời vì “kẻ giết người thầm lặng” sau khi có triệu chứng giống cúm - 2

Các triệu chứng của nhiễm trùng huyết:

- Nhịp tim cao, mạch yếu

- Sốt, run rẩy hoặc cảm thấy rất lạnh

- Nhầm lẫn, mất phương hướng

- Hụt hơi

- Đau đớn, khó chịu cực độ

- Da dính hoặc đổ mồ hôi

Điều trị nhiễm trùng huyết

Phương pháp điều trị chính cho nhiễm trùng huyết là dùng kháng sinh tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch và truyền dịch qua đường tĩnh mạch.

Trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần các phương pháp điều trị khác, như máy thở, lọc thận, hoặc phẫu thuật để dẫn lưu và làm sạch nhiễm trùng.

Biến chứng nhiễm trùng huyết

Khi nhiễm trùng huyết trở nên nặng hơn, nó sẽ gây ra nhiều vấn đề hơn trên khắp cơ thể, bao gồm:

- Suy thận

- Mô chết (hoại tử) trên ngón tay và ngón chân, dẫn đến phải cắt cụt

- Tổn thương phổi, não hoặc tim

- Nguy cơ nhiễm trùng cao hơn theo thời gian

Phòng ngừa nhiễm trùng huyết

Ngăn ngừa nhiễm trùng là cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh này. Mọi người nên thực hiện các biện pháp sau:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, mỗi lần ít nhất 20 giây.

- Tiêm các loại vắc xin được khuyến nghị cho những bệnh như cúm và thủy đậu.

- Kiểm soát mọi tình trạng sức khỏe mãn tính.

- Nếu có vết thương làm rách da, hãy làm sạch nó càng sớm càng tốt. Giữ vết thương sạch sẽ và che chắn khi vết thương lành lại, đồng thời theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng.

- Điều trị mọi bệnh nhiễm trùng. Hãy vào bệnh viện kiểm tra ngay lập tức nếu tình trạng không thuyên giảm hoặc trở nên trầm trọng hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Bé 15 ngày tuổi bị nhiễm trùng huyết, hoại tử lưng vì sai lầm này của gia đình

Thấy trên lưng trẻ có xuất hiện nốt mụn nhỏ li ti, người nhà đã lấy kim khâu quần áo để chích mụn cho trẻ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo QUỲNH TRANG (Theo Express) ([Tên nguồn])
Kiến thức sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN