Cẩn trọng với căn bệnh khiến nhiều người mắc phải và có nguy cơ tử vong cao trên thế giới

Sự kiện: Bệnh phổi

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong với nhiều người trên thế giới.

“COPD” là tên viết tắt của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, là một bệnh mãn tính phổ biến của hệ hô hấp, có thể phòng ngừa và điều trị được. Khó thở là biểu hiện điển hình nhất của bệnh nhân COPD. COPD thường đi kèm với các tổn thương đường thở lớn hoặc nhỏ và tổn thương phế nang, có thể dẫn đến khí thũng và không đủ khả năng co bóp của phổi, hậu quả là bệnh nhân nặng bị thiếu oxy đầu vào, khó thải khí carbonic. Từ đó dẫn đến các triệu chứng như thở khò khè, khó thở và nhiều triệu chứng khác.

Cẩn trọng với căn bệnh khiến nhiều người mắc phải và có nguy cơ tử vong cao trên thế giới - 1

5 yếu tố rủi ro hàng đầu đối với COPD là hút thuốc, ô nhiễm hạt vật chất (bao gồm ô nhiễm hạt vật chất trong nhà do đốt cháy nhiên liệu rắn như than đá và các chất ô nhiễm hạt mịn trong khí quyển ngoài trời mà chúng ta thường gọi là PM2.5), yếu tố nghề nghiệp và các chất độc hại khác. Ngoài các yếu tố rủi ro trên, khói nấu ăn cũng có thể dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Điều này có thể liên quan đến việc thay đổi nhiên liệu nấu nướng và sưởi ấm bằng than, rơm, củi… Ngày nay, các phương pháp sưởi ấm truyền thống trên đã dần được thay thế bằng điện và sưởi ấm bằng khí đốt tự nhiên, giúp cho các chất ô nhiễm hạt trong nhà đã giảm đáng kể.

COPD không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, nếu bạn liên tục ho và có đờm từ 1 đến 2 tháng mỗi năm, bạn có thể đang mắc bệnh COPD. Do không có triệu chứng trong giai đoạn đầu nên việc sàng lọc trước COPD là vô cùng quan trọng. Các nhóm nguy cơ cao sau đây nên được kiểm tra chức năng phổi định kỳ hằng năm:

- Những người trên 40 tuổi

- Những người hút thuốc và thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc thụ động

- Những người sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm không khí

- Những người thường xuyên nấu ăn

- Người có tiền sử mắc các bệnh hô hấp mãn tính

- Người mắc bệnh hen suyễn, viêm phế quản mãn tính…

- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

- Người từng bị viêm đường hô hấp tái phát

Cẩn trọng với căn bệnh khiến nhiều người mắc phải và có nguy cơ tử vong cao trên thế giới - 2

COPD là bệnh không thể chữa khỏi nhưng có thể phòng ngừa được, nên thực hiện những điều sau:

Đầu tiên, hãy tích cực bỏ thuốc và tránh xa khói thuốc. Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với nhiều bệnh mãn tính. Những người không hút thuốc nên tránh tiếp xúc với khói thuốc.

Thứ hai, tránh xa ô nhiễm không khí. Khi không khí ô nhiễm, nhất là những ngày có khói bụi, nên hạn chế ra ngoài. Nếu bắt buộc phải ra ngoài thì phải đeo khẩu trang chống khói bụi.

Thứ ba, chú ý tránh ô nhiễm khói dầu bếp, hạn chế các phương pháp nấu nướng như chiên, xào, nướng, máy hút mùi phải được bật trong suốt quá trình nấu nướng, không được tắt ngay sau khi nấu xong.

Thứ tư, đối với người già và trẻ em, việc tiêm phòng cúm thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, từ đó giảm tỷ lệ mắc bệnh COPD.

Cẩn trọng với căn bệnh khiến nhiều người mắc phải và có nguy cơ tử vong cao trên thế giới - 3

Thứ năm, các nhóm nghề liên quan cần được bảo vệ tốt. Phơi nhiễm nghề nghiệp như khai thác mỏ, khai thác đá, bụi xi măng, sơn và hóa chất có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bụi ngũ cốc, khí hữu cơ và vô cơ, thuốc trừ sâu và các yếu tố sinh học trong nông nghiệp cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở những người hành nghề.

Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh COPD, người bệnh cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, nhất là đối với những bệnh nhân không có triệu chứng và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Việc điều trị tích cực có thể giúp làm chậm diễn tiến của bệnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Những hiểu lầm thường gặp về bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi là một trong những bệnh lý ung thư thường gặp nhất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Thương (Theo Kknews) ([Tên nguồn])
Bệnh phổi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN