Cận thị giả - căn bệnh nhiều người lầm tưởng

Cận thị giả là căn bệnh của giới văn phòng và hiện nay nó đang lan rộng vì lượng người sử dụng máy vi tính, các thiết bị công nghệ thông tin như smartphone, ipad ngày càng tăng.

Cận thị giả - căn bệnh nhiều người lầm tưởng - 1

Đo mắt kiểm tra cận thị thật hay giả cho bệnh nhân tại BV Mắt trung ương.

Cận thị giả

Với triệu chứng mắt mờ không nhìn được xa, chị Nguyễn Thị Hoá trú tại Hoàng Mai, Hà Nội đã vội ra một cửa hàng kính để đo mắt và cắt kính. Sauk hi được đo mắt kiểm tra, chị Hoà được xác định cận 1,25 diop, phải cắt kính.

Lúc đó, chị Hoà đeo kính thấy mắt sáng hẳn, chị có thể nhìn xa được. Những dòng chữ trước đây chị bó tay thì bây giờ nhìn rõ mồn một. Nhưng được vài hôm chị Hoà thấy mỏi mắt, đặc biệt mỗi lần đeo kính thấy mắt sáng hơn nhưng có cảm giác nhức đầu, chóng mặt nhẹ khi đeo kính.

Chị Hoà đến bệnh viện mắt kiểm tra lại. Bác sĩ xác định chị Hoà chỉ bị cận thị giả chứ không phải là cận thị thật như chị vẫn nghĩ. Chị Hoà được bác sĩ kê đơn thuốc và khuyến cáo về nhà để cho mắt nghỉ ngơi, tránh xa các thiết bị công nghệ, đặc biệt là các ánh sáng xanh từ điện thoại di động.

Tại khoa Khám bệnh của Bệnh viện Mắt Trung ương, các bác sĩ thường xuyên gặp các trường hợp bị cận thị giả, thậm chí có người hỏng mắt vì cận thị giả nhưng lại đi đo kính tại các cửa hàng không đảm bảo về đeo dẫn đến đau mắt, mờ mắt hẳn.Trường hợp của gia đình chị Trần Thị Thanh Dung trú tại Hàng Chuối, Hà Nội cũng tương tự. Chị Dung cho biết, hai con chị gần đây cháu nào cũng kêu mờ mắt, nhìn ti vi không rõ, chữ trên bảng các cháu cũng không nhìn được nên chị nghĩ con bị cận.Chị Dung đưa con vào một cửa hàng kính lớn để cắt kính. Vì nghĩ ở cửa hàng cũng đo mắt nên chắc chắn chuẩn. Lúc đó, chị thấy hai con trai đều bị cận nên cắt hai cái kính. Các cháu đeo vào khoe mẹ có sáng hơn. Nhưng được khoảng hơn tháng, cả hai lại kêu mờ mắt không nhìn rõ dù có đeo kính. Cháu bé còn kêu chóng mặt khi đeo kính.

Chị Dung lo quá mới tranh thủ đưa con ra bệnh viện kiểm tra. Lúc này, chị ngỡ ngàng vì bác sĩ cho biết cháu không bị cận mà hiện tượng suy giảm thị lực hay còn gọi là cận thị giả. Với những triệu chứng giống như cận thị thật rất nhiều người đã bị nhầm với tật cận thị của mình.

Chỉ cần nghỉ ngơi, bệnh sẽ rút lui

TS. BS. Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó trưởng khoa Khúc xạ BV Mắt TƯ khẳng định khi mắt có dấu hiệu nhìn mờ, để biết chính xác có phải cận thị hay không thì nên đến các bệnh viện chuyên khoa mắt để kiểm tra. Một thực tế hiện nay đa số bệnh nhân, đặc biệt là các bạn trẻ thấy mắt mờ là ra hiệu kính đo mắt cắt kính luôn mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Mỗi ngày, phòng khám của bệnh viện tiếp xúc hàng chục bệnh nhân có triệu chứng nhìn mờ, nhìn không rõ như cận thị thật nhưng bác sĩ chẩn đoán đây không phải là cận thị.Nguyên nhân đều là do mắt phải làm việc quá lâu mà không được nghỉ ngơi nên chỉ cần điều chỉnh chế độ làm việc, giữ khoảng cách nhìn cho đúng là mắt có thể nhìn lại bình thường mà không cần đến kính. 

Bên cạnh đó, người bệnh có thể dùng một số thuốc bổ sung vitamin để giúp đôi mắt đỡ mệt mỏi. Mặc dù việc điều trị khá đơn giản nhưng bác sĩ Hiền khuyến cáo khi có dấu hiệu, người bệnh phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa, nhỏ atropin mới có thể xác định chính xác người bệnh bị cận thị giả hay cận thị thật.

Nếu chỉ đo mắt thông thường, người bệnh sẽ rất dễ nhầm lẫn do số đo mắt trên máy cũng xác định người bệnh bị cận. Khi đeo kính, thị lực có thể cải thiện nhất thời. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian được nghỉ ngơi, mắt sẽ trở lại bình thường. Theo TS Hiền chỉ cần nghỉ ngơi và uống thêm thuốc bổ cho mắt là đủ, không cần thiết phải đeo kính vì đeo kính có thể dẫn đến rối loạn thị thực, thành cận thị thật.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Thúy (Infonet)
Chữa cận thị Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN