Căn bệnh liên quan đến “ngứa vùng không muốn gãi” cũng có thể tử vong

Ngứa là hiện tượng thông thường ai cũng đã từng bị, có thể gặp ở mọi nơi, mọi chỗ trên cơ thể vài ai cũng muốn gãi cho hết cơn nhưng đối với căn bệnh này thì không ai muốn gãi.

Hậu môn chứa rất nhiều dây thần kinh nên rất nhạy cảm và dễ bị đau hoặc ngứa. Vì thế, gần như bất cứ một dữ kiện hoặc bệnh tật nào cũng có thể gây ngứa hậu môn nếu vì một lý do nào đó hậu môn hoặc lớp da xung quanh hậu môn bị kích thích, cọ sát không ngừng.

Táo bón và tiêu chảy là một trong những nguyên nhân thường xuyên nhất đưa đến bệnh ngứa hậu môn.

Khi táo bón quá hoặc khi bị tiêu chảy liên tục, một ít phân sót lại có thể làm viêm lớp da non xung quanh hậu môn. Lâu dần, lớp da này bị lở loét hoặc nứt.

Bác sĩ xem phim chụp Xquang của bệnh nhân mắc bệnh khó nói. 

Bác sĩ xem phim chụp Xquang của bệnh nhân mắc bệnh khó nói. 

Một khe nứt hậu môn là một vết sâu hơn. Một lỗ rò hậu môn là một đường hầm nhỏ mà các tổ chức dưới da và một tuyến lưu thông trước đây bị nhiễm bệnh qua đường hậu môn tới da trên mông bên ngoài hậu môn.

PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm Đại trực tràng - Tầng sinh môn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, áp xe và rò hậu môn là 2 giai đoạn của một bệnh lý bắt nguồn từ nhiễm khuẩn của tuyến bã ở hốc hậu môn tạo thành ổ mủ (áp xe) nằm ở cạnh hậu môn hoặc trực tràng.

Ổ áp xe hoặc tự vỡ hoặc dẫn lưu không tốt sẽ tạo thành đường rò hậu môn là một đường hầm thông từ tuyến bã bị nhiễm khuẩn với lỗ rò dịch mủ ở ngoài da cạnh hậu môn.

Ở giai đoạn áp xe, người bệnh sẽ có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau cạnh hậu môn; tiếp đến giai đoạn rò sẽ thấy có lỗ rò chảy dịch vàng nhạt hoặc mủ cạnh hậu môn, tái phát từng đợt. Đợt cấp có thể kèm theo cả áp xe. Trong một vài trường hợp ít gặp, người bệnh cảm thấy đau sâu trong hậu môn, trực tràng, có thể thấy mủ chảy ra từ trong hậu môn.

PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng chia sẻ thêm: Áp xe và rò hậu môn kéo dài dai dẳng sẽ gây mất tự tin, giảm chất lượng cuộc sống, giảm thời gian lao động, trường hợp nặng có thể gây ngứa, viêm tấy lan toả vùng chậu, nhiễm trùng huyết có thể dẫn tới tử vong.

Cách điều trị duy nhất và hiệu quả nhất của căn bệnh này là phẫu thuật. Áp xe cạnh hậu môn phải được dẫn lưu áp xe cấp cứu tại phòng khám chuyên khoa hoặc phòng mổ.

Điều trị kháng sinh không kèm dẫn lưu áp xe có thể gây nguy hiểm tính mạng. Giai đoạn rò có thể lựa chọn phẫu thuật (phẫu thuật hoặc đặt seton dẫn lưu đường rò, cắt dần đường rò sau mỗi lần tái khám theo hẹn cho đến hết hoặc đường rò sau khi dẫn lưu tốt, hạ thấp sẽ được mổ mở đường rò thì sau). Tuy gây phiền hà cho bệnh nhân do thời gian liền thương kéo dài nhưng lại làm giảm tỉ lệ biến chứng mất tự chủ hậu môn sau mổ.

Để phòng tránh căn bệnh gây nhiều phiền hà giảm chất lượng cuộc sống này, người dân cần kiểm soát tốt các yếu tố thuật lợi gây bệnh như trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm đại tràng mạn tính, hội chứng ruột kích thích,…

Tránh lau quá nhiều hoặc quá lâu sau mỗi lần đi cầu. Đừng dùng quá nhiều xà bông để rửa hậu môn. Không nên kỳ cọ một cách quá mạnh tay. Tuyệt đối không nên gãi vì gãi sẽ kích thích da vùng tổn thương và dẫn đến viêm dai dẳng. Nếu không thể chịu đựng được ngứa, hãy áp một vật lạnh hoặc tắm ấm để cảm thấy đỡ ngứa. Tìm mọi cách nghĩ sang việc khác.

Tránh các chất kích thích, nhất là các loại thực phẩm có nhiều gia vị, chất cay, chua… Cắt giảm hoặc tránh đồ uống hoặc thức ăn biết sẽ kích thích khu vực hậu môn.

Đặc biệt, thường xuyên tầm soát cơ thể sẽ giúp mỗi người kịp thời phát hiện và điều trị bệnh, bảo vệ sức khỏe bản thân.

Mặc dù đây là các bệnh lý chiếm tỉ lệ cao nhưng người dân vẫn có thói quen ngần ngại đi khám, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Nguồn: [Link nguồn]

11 bí quyết cực đơn giản đánh tan hoàn toàn cơn đau bệnh trĩ

Nếu bạn đang phải “sống chung với trĩ“ hãy thử áp dụng ngay 11 bí quyết sau để thoát khỏi cơn khó chịu và đau nhức.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Bệnh trĩ và cách điều trị Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN