“Căn bệnh khó nói” đang trẻ hóa vì những sai lầm này

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Trước đây, bệnh thường gặp ở độ tuổi 18-20 trở lên, thì nay độ tuổi này có xu hướng hạ xuống thấp, trên 12 tuổi đã có thể bị trĩ.

TS.BS Hà Mạnh Cường, Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương (Hà Nội) vừa có cảnh báo về độ tuổi mắc bệnh trĩ đang trẻ hóa.

Độ tuổi mắc bệnh trĩ đang trẻ hóa

Theo BS Cường, hiện nay chưa có thống kê một cách chính thống về tỷ lệ mắc bệnh chung trong dân số. Tuy nhiên, người xưa có câu "thập nhân cửu trĩ", nghĩa là cứ 10 người thì có đến 9 người mắc trĩ. Điều đó để thấy mức độ phổ biến của bệnh này tại nước ta. Về phân loại, bệnh trĩ có trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, trong đó đa số mắc trĩ hỗn hợp.

Độ tuổi mắc bệnh cũng trẻ hóa. Trước đây, bệnh thường gặp ở độ tuổi 18-20 trở lên, thì nay độ tuổi này có xu hướng hạ xuống thấp, trên 12 tuổi đã có thể bị trĩ, thậm chí có trẻ 3-4 tuổi đã mắc trĩ dù không nhiều, chỉ vài trường hợp. Bệnh phổ biến hơn ở nhóm người trong độ tuổi lao động 25-60 tuổi.

Hiện bệnh có xu hướng gia tăng về số mắc. Điều này là do ngày nay do sai lầm nhiều người mắc phải như: Ăn uống vô độ hơn, uống rượu bia nhiều, thói quen ăn gia vị cay nóng, cuộc sống bận rộn hơn, áp lực công việc nhiều, ngồi nhiều…

TS.BS Hà Mạnh Cường, Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương.

TS.BS Hà Mạnh Cường, Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương.

Trường hợp chị H, 18 tuổi ở Hà Nội đến khám tại bệnh viện với biểu hiện ra máu tươi theo phân. Trước đó, thấy búi trĩ sa xuống nhưng sau nó tự co lên được, chị cũng không thấy đau hay bất tiện gì trong sinh hoạt hằng ngày nên cũng kệ. Gần đây, chị thấy đi ngoài ra máu tươi theo phân nên cũng hơi hoảng, nghĩ qua một thời gian sẽ hết.

Tuy nhiên, trong một lần xét nghiệm, chị H. thấy chỉ số ung thư đều tăng so với bình thường. Sợ mắc bệnh ung thư nên chị quyết định đến viện khám.

TS.BS Hà Mạnh Cường, Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương (Hà Nội), cho biết, bệnh nhân được chẩn đoán bị trĩ hỗn hợp. Bệnh nhân đến viện chưa quá muộn, chưa cần thiết mổ cắt búi trĩ mà có thể tiêm xơ để búi trĩ tự co lên. Phương pháp này đơn giản, ít tốn kém, bệnh nhân lại đỡ đau đớn.

Cũng theo BS Cường, có trường hợp là nam 30 tuổi ở Hà Nội sau khi biết mình mắc bệnh trĩ nhưng thay vì đến bệnh viện khám chị đến một thầy lang được quảng cáo trên mạng là điều trị dứt điểm trĩ. Tại đây, người đàn ông này được cho thuốc về bôi, đắp lá. Tuy nhiên, 20 ngày sau, bệnh không khỏi mà chị thấy búi trĩ hoại tử đen, gây đau đớn nên phải vào viện.

TS Cường cho biết, trong trường hợp này, tình trạng hoại tử đen của búi trĩ không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng khiến người bệnh đau đớn. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt búi trĩ sa hoại tử.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. 

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. 

Triệu chứng của bệnh trĩ cần đi khám ngay

TS Cường cho biết, có 3 triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ. Thứ nhất là đại tiện ra máu, đặc điểm là máu đỏ tươi, không có lầy nhầy máu cá (để phân biệt với trường hợp do polyp, do u). Trường hợp nhẹ thì máu thấm vào giấy vệ sinh, nặng hơn thì máu nhỏ thành giọt vào bồn cầu, nặng nhất thì phun thành tia khi đi đại tiện.

Thứ 2 là búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Với người bị trĩ ngoại, búi trĩ ở ngoài, người bệnh có thể tự sờ thấy. Trong khi đó trĩ nội có 4 độ sa, độ 1 là búi trĩ không sa, chỉ ra máu, độ 2 là búi trĩ sa và tự co lên, độ 3 là búi trĩ sa mà người bệnh phải dùng tay tác động lực đẩy búi trĩ lên, độ 4 là khi dùng tay đẩy lên nhưng búi trĩ không thể quay trở lại bên trong mà sa ra ngoài liên tục.

Triệu chứng phổ biến thứ 3 là đau hậu môn. Nếu người bệnh chỉ bị trĩ đơn thuần, họ chỉ khó chịu, hơi tức, cảm giác vướng víu nhẹ, về cơ bản không đau. Trường hợp bị biến chứng tắc mạch sẽ đau hơn rất nhiều.

Cũng theo bác sĩ, chỉ định điều trị với trĩ ngoại là cắt búi trĩ sa ra ngoài. Với trĩ nội, chỉ định điều trị có 3 cấp độ, nhẹ và đơn giản nhất là điều trị nội khoa, dùng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn, sinh hoạt làm việc, hơn nữa là điều trị bằng thủ thuật (như tiêm xơ triệt mạch trĩ, thắt vòng cao su), sau đó là phẫu thuật, hiện nay có rất nhiều các kỹ thuật, phương pháp, phương tiện mổ trĩ khác nhau được áp dụng.

Để đạt hiệu quả cao, bác sĩ thường chỉ định điều trị nội khoa, tiểu phẫu cho trĩ nội độ 1,2, với thủ thuật tiêm xơ triệt mạch trĩ chỉ định có thể rộng hơn với trường hợp chớm sang độ 3.

BS khuyến cáo, nếu bệnh nhân đến cơ sở y tế chuyên khoa khám sớm thì thậm chí không cần phải mổ cắt trĩ. Việc phát hiện sớm, người bệnh có nhiều sự lựa chọn điều trị, giảm thiểu đau đớn, chi phí điều trị cũng rẻ hơn.

Để phòng bệnh, mọi người nên có chế độ ăn, uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt, làm việc khoa học, kiêng chua, cay, rượu bia, chất kích thích, ăn nhiều rau, uống nhiều nước, rránh tư thế đứng lâu, ngồi lâu, thói quen ngồi nhà vệ sinh kéo dài, cần có chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý, rèn luyện sức khỏe.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhiều năm nay, bà T.L thường có triệu chứng khó chịu vùng bụng, đi ngoài ra máu nhưng chỉ nghĩ là dấu hiệu bệnh trĩ, nên không tới cơ sở y tế thăm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TUẤN ANH ([Tên nguồn])
Bệnh trĩ và cách điều trị Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN