Bố thường xuyên hút thuốc lá trong nhà, con trai 15 tuổi mắc ung thư phổi?

Sự kiện: Ung thư

Bệnh nhân đến viện khám trong tình trạng ho kéo dài điều trị kháng sinh không đỡ, kèm theo khó thở, sút cân...

Tại Hội thảo ung thư Việt – Pháp chuyên đề về "Ung thư phổi" do Bệnh viện K tổ chức ngày từ ngày 7- 9/11, GS. TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, Viện trưởng Viện Ung thư Quốc gia cho biết, hầu hết bệnh nhân mắc ung thư phổi khi đến viện ở giai đoạn muộn đều tử vong ngay trong năm đầu điều trị bệnh. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 23.667 ca mới mắc và 20.170 ca tử vong do căn bệnh này.

Bố thường xuyên hút thuốc lá trong nhà, con trai 15 tuổi mắc ung thư phổi? - 1

Thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi

PGS-TS Lê Văn Quảng, Phó Giám đốc Bệnh viện K Trung ương cảnh báo, bệnh ung thư phổi có dấu hiệu trẻ hoá. Tại các cơ sở y tế đã ghi nhận nhiều ca bệnh có tuổi đời dưới 30 tuổi. Trong đó, bệnh nhân phát hiện mắc ung thư phổi trẻ nhất các bác sĩ gặp khi mới 15 tuổi.

Bệnh nhân đến viện khám trong tình trạng ho kéo dài điều trị kháng sinh không đỡ, kèm theo khó thở, sút cân... Kết quả thăm khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh cho thấy bệnh nhân có khối u ở phổi phải.

Khai thác tiền sử bệnh nhân, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có liên quan đến khói thuốc lá và nghi ngờ bị ung thư phổi do hút thuốc lá thụ động từ bố là người nghiện thuốc và thường hút trong nhà.

Chuyên gia cho biết, thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi. Thống kê cho thấy khoảng 80-90% bệnh nhân ung thư phổi có liên quan đến thuốc lá. Một người hút 1 gói thuốc lá mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư phổi gấp 20 lần người không hút thuốc. Nguy cơ ung thư phổi do hút thuốc lá thụ động cũng được ghi nhận tăng 30% ở nhóm người sống trong nhà có người hút thuốc.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt với các nước nghèo, các nước đang phát triển.

Tại Việt Nam, gánh nặng ung thư ngày càng gia tăng trên phạm vi cả nước và đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Năm 2018, cả nước ghi nhận 164.671 ca mới mắc ung thư, 114.871 trường hợp tử vong do bệnh ung thư. Hơn 300.000 người đang sống chung với bệnh ung thư. Phần lớn người bị bệnh ung thư ở Việt Nam đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc điều trị càng khó khăn và tốn kém.

Đặc biệt, ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới ở cả hai giới nam và nữ. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 23.667 ca mới mắc và 20.170 ca tử vong do căn bệnh này. Vì thế, vấn đề nâng cao kiến thức về dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị ung thư phổi là vấn đề hết sức quan trọng.

Với phương pháp điều trị miễn dịch, những bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn muộn sẽ được kéo dài thời gian sống thêm 3-5 năm. Đây là một phương pháp điều trị mới, chính thức được công bố thực hiện tại bệnh viện K một năm nay và đã làm thay đổi chất lượng sống của bệnh nhân tích cực hơn.

Sụt 4 kg trong 1 tháng, đi khám phát hiện ung thư phổi giai đoạn cuối

Ung thư phổi không tế bào nhỏ đang là bệnh ung thư đứng hàng số 1 về tỉ lệ mới mắc tại Việt Nam, bệnh nhân thường...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN