Bỏ thứ này trên bàn ăn để loại trừ một "sát thủ" làm tăng nguy cơ tử vong sớm

Sự kiện: Sống khỏe

Một vật dụng khá phổ biến trên bàn ăn của rất nhiều gia đình là nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh tim mạch, huyết áp, làm tăng nguy cơ đột quỵ và tử vong sớm.

Theo nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Tim mạch châu Âu cho thấy tần suất thêm muối vào thực phẩm có liên quan đến nguy cơ tử vong sớm và giảm tuổi thọ.

1. Thêm nhiều muối vào thực phẩm có liên quan đến nguy cơ tử vong sớm

Tổng cộng có 501379 người từ ngân hàng sinh học của Vương quốc Anh tham gia vào quá trình nghiên cứu. Những người tham gia trả lời bảng câu hỏi về tần suất thêm muối ăn vào thực phẩm, bên cạnh việc cung cấp mẫu nước tiểu và nhật ký thực phẩm.

Nhà dịch tễ học dinh dưỡng, TS. Lu Qi thuộc Đại học Tulane ở New Orleans và Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan ở Boston và các đồng nghiệp nhận thấy tần suất thêm muối vào thực phẩm cao hơn tương quan với nồng độ natri niệu tại chỗ cao hơn và bài tiết natri ước tính trong 24 giờ. Trong thời gian trung bình 9 năm theo dõi, đã ghi nhận 18474 ca tử vong sớm…

Thêm muối vào thức ăn (thường là tại bàn ăn) là một hành vi, thói quen ăn uống phổ biến.

Thêm muối vào thức ăn (thường là tại bàn ăn) là một hành vi, thói quen ăn uống phổ biến.

Phát hiện chỉ ra rằng tần suất thêm nhiều muối vào thực phẩm có liên quan đến nguy cơ tử vong sớm do mọi nguyên nhân cao hơn và làm tuổi thọ thấp hơn. Tỷ lệ cho thêm muối vào thực phẩm có liên quan cao đến tỷ lệ tử vong về bệnh tim mạch, đột quỵ và bệnh mạch vành, thậm chí cả ung thư. Tuy nhiên, không có liên quan đến tử vong do sa sút trí tuệ hoặc các bệnh đường hô hấp.

Thêm muối vào thức ăn (thường là tại bàn ăn) là một hành vi, thói quen ăn uống phổ biến liên quan trực tiếp đến sở thích lâu dài của một cá nhân đối với thức ăn có vị mặn và thói quen ăn muối. Ngoài ra, muối ăn thường được sử dụng chứa 97-99% natri clorua làm giảm đi tác dụng tiềm ẩn của các yếu tố chế độ ăn uống khác bao gồm cả kali. Sự tập trung của nhóm nghiên cứu vào natri được bổ sung trên bàn ăn cung cấp một cái nhìn khác về mối quan hệ giữa muối và kết quả lâm sàng.

2. Cách cân bằng và giảm thiểu nguy cơ do ăn nhiều muối

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy việc ăn trái cây và rau quả đã làm thay đổi đáng kể mối liên quan giữa tần suất thêm muối vào thực phẩm và tỷ lệ tử vong sớm do mọi nguyên nhân. Có một sự tương tác khi ăn trái cây và rau quả, do đó mối quan hệ giữa muối ăn và tỷ lệ tử vong giảm ở những người thường ăn những thực phẩm giàu kali này.

Để cân bằng và giảm thiểu nguy cơ do muối gây ra nên áp dụng một chế độ ăn uống nhiều trái cây và rau quả.

Để cân bằng và giảm thiểu nguy cơ do muối gây ra nên áp dụng một chế độ ăn uống nhiều trái cây và rau quả.

TS. BS. tim mạch Annika Rosengre của Đại học Gothenburg và Bệnh viện Đại học Sahlgrenska ở Thụy Điển nhận định: Cho đến nay, những bằng chứng chung về muối dường như chỉ ra rằng những người khỏe mạnh tiêu thụ lượng muối bình thường không cần quá lo lắng về lượng muối mà mình ăn hằng ngày. Để làm cân bằng và giảm thiểu nguy cơ do muối gây ra cũng như các lý do khác thì một chế độ ăn uống nhiều trái cây và rau quả nên được ưu tiên. Những người có nguy cơ cao do ăn nhiều muối nên cắt giảm và không thêm muối vào thực phẩm đã chế biến sẵn là một cách để giảm nguy cơ.

Bác sĩ tim mạch Annika Rosengren nhận định có một mối liên hệ rõ ràng giữa việc tiêu thụ muối và mức huyết áp của dân số và kết luận: "Không thêm muối vào thức ăn không có hại và có thể góp phần vào các chiến lược làm giảm mức huyết áp của dân số."

Tổ chức Y tế thế giới (WHO)`đã ra thông điệp kêu gọi người dân Việt Nam cần nhanh chóng có hành động đối với việc lạm dụng muối ăn nhằm làm giảm số người mắc và tử vong do các bệnh tim mạch và đột quỵ. Theo nghiên cứu, gần 60% người dân Việt Nam sử dụng lượng muối cao hơn gấp hai lần lượng muối được khuyên dùng hằng ngày là ít hơn 5gam/ người/ngày, tức là khoảng 10g/ người/ngày.

Muối ăn-sát thủ giấu mặt

Muối ăn-sát thủ giấu mặt

Sát thủ giấu mặt gây bệnh tăng huyết áp, tim mạch, ung thư dạ dày và sỏi thận không đâu xa, nó ở ngay trong căn bếp, trên bàn ăn và người “tiếp tay” hay ngăn chặn nó tấn công vào sức khỏe của các thành viên trong gia đình chính là các bà nội trợ.

Nguồn: [Link nguồn]

Trong bữa cơm, người Nhật thường không làm điều này để tránh tăng cân, tiểu đường và bệnh dạ dày, tiếc là nhiều người Việt vẫn chưa chịu từ bỏ thói quen

Người Nhật thường vội vàng trong tất cả mọi việc, nhưng chỉ có việc ăn là họ luôn chậm rãi, từ tốn thưởng thức từng hương vị của đồ ăn. Có lẽ đây là lý do khiến...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mỹ Hạnh ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN