Ăn theo cách này có thể khiến bưởi từ "thần dược" thành "thuốc độc"

Bưởi là trái cây giàu vitamin, được nhiều người ưa thích. Thế nhưng ăn bưởi như thế nào để hấp thụ tốt nhất cho cơ thể lại là điều không phải ai cũng biết. Nếu phạm phải những "đại kỵ" khi ăn bưởi, bạn có thể biến loại quả này thành "độc dược".

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Bưởi là trái cây quen thuộc, giàu vitamin và rất tốt cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, trong quả bưởi có lượng kali rất phong phú nên đây là loại trái cây trị liệu lí tưởng cho những người mắc bệnh thận và bệnh về mạch máu não. Hơn nữa trong tép bưởi tươi có chứa thành phần chất như insulin, đây là một loại thực phẩm lý tưởng cho những người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, lượng vitamin P trong trái bưởi có thể tăng cường chức năng của các lỗ chân lông trong da, giúp mau lành những viết thương ở ngoài da, hơn nữa hàm lượng calo trong trái bưởi ít, nó có thể giúp giảm béo, có tác dụng làm đẹp da.

Hàm lượng vitamin C trong trái bưởi được xem là "chất hóa học" của quả trong tự nhiên có thể làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, đồng thời còn có lợi cho việc hấp thụ canxi, sắt giúp tăng cường thể chất.

Không nên ăn bưởi trong khi đang uống thuốc

Theo bác sĩ Hu Songlin, Giám đốc Khoa Nội, Bệnh viện Tân Trúc trực thuộc Đại học Y Trung Quốc chỉ ra rằng bưởi có chứa thành phần furanocoumarines có thể tương tác với một số loại thuốc, gây ra các phản ứng có hại hoặc làm ảnh hướng đến tác dụng của thuốc.

Thuông thường, thuốc uống được hấp thu ở ruột non, đi qua tĩnh mạch cửa vào gan. Sau đó, các hoạt chất trong thuốc sẽ theo máu đi khắp cơ thể. Ngay tại lớp tế bào biểu bì của ruột non, một phần thuốc sẽ được chuyển hóa thành những chất khách và được loại bỏ ra khỏi cơ thể. Đây là một hình thức giải độc. Gan cũng có khả năng giải độc tương tự. Như vậy, lượng thuốc thực sự có thể đi vào máu giảm đi rất nhiều so với lượng thuốc uống vào.

Việc chuyển hóa giải độc thuốc cần đến enzyme CYPs. Tuy nhiên, chất furanocoumarines làm ức chế hoạt động của CYPs khiến việc giải độc bị hạn chế. Hậu quả là nồng độ thuốc tăng cao hơn dự tính, có thể gây tác dụng phụ tương tự như khi sử dụng thuốc quá liều.

Ăn bưởi khi uống rượu, hút thuốc

Trong bưởi có chứa chất Pyranocoumarin. Chất này có tác dụng tăng cường chuyển hoá cytochromes P450 (men ruột) và có thể làm tăng độc tính của thuốc lá, nicotin và ethanol, gây hại cho sức khoẻ.

Do đó, người vừa dùng rượu bia, thuốc lá không nên ăn bưởi tỏng vòng 48 giờ.

Ăn bưởi khi đau bụng

Theo Đông y, bưởi tính hàn. Nếu ăn khi đang bị tiêu chảy hay đường tiêu hóa kém sẽ làm bệnh càng nặng.

Người bị nhiệt có thể dùng bưởi để hạ nhiệt tuy nhiên nếu dùng quá mức có thể gây tác dụng phụ là đau bụng, đi ngoài.

Ăn bưởi khi đói

Bưởi có hàm lượng axit citric cao. Chất này có thể làm tổn hại dạ dày. Do đó, bạn không nên ăn bưởi lúc đang đói. Hãy ăn loại quả này sau khi ăn cơm để hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tình trạng cholesterol cao trong máu.

Không ăn bưởi cùng cà rốt, dưa chuột

Cà rốt, dưa chuột không được ăn cùng bưởi. Nếu ăn cùng sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng của vitamin C trong bưởi.

Không ăn bưởi cùng gan lợn

Gan lợn không được ăn cùng bưởi. Trong gan lợn có chứa đồng, sắt, kẽm… nếu như kết hợp với vitamin C trong bưởi, sẽ làm tăng tốc độ ôxy hóa kim loại, và làm mất giá trị dinh dưỡng vốn có.

Không ăn bưởi cùng với cua

Bưởi là thực phẩm kị với cua. Bưởi và cua nếu như ăn cùng nhau thì dạ dày sẽ bị kích thích, đau bụng và dẫn đến nôn mửa…

Người rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy

Bưởi chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin C vì vậy người bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn nhiều. Người bị rối loạn tiêu hóa ăn bưởi sẽ khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Người bị suy thận

Do bưởi chứa nhiều kali, nên người suy thận ăn vào sẽ bài tiết rất khó.

Người bị suy tim

Vì ăn bưởi chứa nhiều Kali, sức lọc của thận giảm nên ảnh hưởng đến người bị suy tim.

Người hay bị chân tay lạnh

Bưởi có tính hàn nên không tốt cho người chân tay lạnh.

Người bị dạ dày, tá tràng

Trong bưởi chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin C, người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên ăn bưởi bởi trong bưởi chứa axit, các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng, nhất là bưởi chua.

Người đói không nên ăn bưởi

Bưởi chứa một lượng axit rất lớn. Nếu ăn khi đói nó sẽ làm hại dạ dày của bạn, đặc biệt với những người đang áp dụng kiểu giảm cân với bưởi.

Do đó, bạn chỉ nên ăn bưởi khi đã ăn cơm hay một chút gì đó lót dạ. Như vậy bưởi sẽ phát huy tác dụng cải thiện tiêu hóa cho bạn. Đồng thời hạn chế việc tăng cholesterol trong máu.

Nguồn: [Link nguồn]

Những ”đại kỵ” khi ăn tôm không phải ai cũng biết để tránh rước độc vào người

Tôm là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, nhưng nếu kết hợp với một số thực phẩm 'kỵ' hoặc với những người có...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Vũ ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN