8 cách tự kiểm tra sức khỏe tại nhà cực kỳ đơn giản

Sự kiện: Tra cứu sức khỏe

Rất nhiều người ngại đi khám tại các cơ sở khám chữa bệnh vì không có thời gian hoặc sợ bác sĩ. Tuy nhiên, có một số bài tự kiểm tra sức khoẻ mà bạn có thể làm tại nhà, giúp bạn quyết định được việc có nên tới bệnh viện hay không.

1. Hệ nội tiết:

8 cách tự kiểm tra sức khỏe tại nhà cực kỳ đơn giản - 1

Một trong những chỉ số sức khỏe quan trọng chính là kích thước vòng eo. Hãy lấy thước dây và đo vòng eo ở khoảng cách tầm 2.5cm trên rốn. Số đo bình thường là dưới 86 cm ở phụ nữ và 101 cm ở nam giới.

Những người có vòng eo lớn hơn con số trên có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao gấp 5 lần. Năm 2008, chính phủ Nhật Bản thậm chí còn quyết định ban hành luật bắt buộc những người có vòng 2 lớn phải tham gia các buổi tập đặc biệt để giảm cân.

2. Trí não:

8 cách tự kiểm tra sức khỏe tại nhà cực kỳ đơn giản - 2

Bạn cần một chiếc bút, giấy trắng và sự trợ giúp của người thân. Hãy vẽ một chiếc đồng hồ và yêu cầu người kia nói một khoảng thời gian nhất định (gồm giờ và phút). Ví dụ: 10 giờ 10 phút. Bạn hãy vẽ kim giờ và kim phút theo thời gian nói trên.

Bài kiểm tra này liên quan đến một số hoạt động của não. Nếu bạn không thể vẽ được chính xác kim đồng hồ theo yêu cầu, tức là các phần của não chịu trách nhiệm về chuyển động của cánh tay, nhận thức không gian và thị giác bắt đầu phải làm việc nhiều hơn. Điều này có thể là dấu hiệu của chứng mất trí nhớ sớm.

3. Cột sống:

8 cách tự kiểm tra sức khỏe tại nhà cực kỳ đơn giản - 3

Bạn sẽ cần 2 chiếc cân, mỗi chân đứng một bên cân. Sự phân bố trọng lượng của 2 bên phải giống nhau. Nếu các con số khác nhau nhiều, điều đó có thể cho thấy rằng xương hông, cột sống và đầu của bạn bị lệch tâm. Có lẽ đã đến lúc bạn nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định tất cả các cuộc kiểm tra cần thiết.

4. Hệ hô hấp:

8 cách tự kiểm tra sức khỏe tại nhà cực kỳ đơn giản - 4

Phương pháp này được gọi là bài kiểm tra Shtange. Bạn cần chuẩn bị một chiếc đồng hồ bấm giờ.

Đứng lên và kiểm tra nhịp tim của bạn trong 30 giây. Sau đó ngồi xuống và hít 3 hơi liên tiếp mà không thở ra. Sau đó, nín thở lâu nhất có thể và đếm thời gian. Sau khi thở ra, hãy kiểm tra lại mạch trong 30 giây.

Kết quả:

Nếu bạn chỉ có thể nín thở dưới 40 giây thì hệ hô hấp của bạn đang hoạt động không tốt. Kết quả trung bình là 40-49 giây. Nếu thời gian nín thở lớn hơn 50 giây, hệ hô hấp đang của bạn đang thực sự tốt.

Công thức tính nhịp tim:

Nhịp tim chuẩn phải bằng nhịp tim 30 giây trước và sau khi kiểm tra.

Kết quả chênh lệch 1, 2 nhịp hoặc thấp hơn là được. Nếu số nhịp tim cao hơn, hệ thống tim mạch của bạn cần nhiều oxy hơn.

5. Xương:

8 cách tự kiểm tra sức khỏe tại nhà cực kỳ đơn giản - 5

Móng tay sẽ nói lên rất nhiều điều về sức khỏe của bạn. Nếu móng tay của bạn bị gợn, tách lớp hoặc xuất hiện các đốm trắng, đó không chỉ là vấn đề thẩm mỹ. Tình trạng này còn có thể cho thấy, cơ thể bạn không nhận đủ vitamin B, sắt hoặc có nguy cơ bị loãng xương.

6. Thị lực:

8 cách tự kiểm tra sức khỏe tại nhà cực kỳ đơn giản - 6

Nhìn một khung cửa sổ trong 30 giây rồi nhắm mắt lại. Sau đó mở mắt trái, nhắm lại và mở mắt phải. Nếu hình ảnh bạn nhìn thấy bằng mắt bị mờ và các đường không song song với nhau nữa, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thoái hóa điểm vàng hoặc mất thị lực nghiêm trọng không thể phục hồi.

Bạn cũng có thể thực hiện một bài kiểm tra khác ở bãi đỗ xe. Đứng cách một chiếc xe bất kỳ khoảng 20m và cố gắng đọc biển số xe. Nếu không thể đọc được, bạn đi khám chuyên khoa mắt.

7. Thính lực:

8 cách tự kiểm tra sức khỏe tại nhà cực kỳ đơn giản - 7

Cố gắng nghe mọi người xung quanh đang nói từ khoảng cách 4 - 5m. Nếu không thể nghe được bất cứ điều gì, bạn nên tới bệnh viện để kiểm tra thính giác.

Tuy nhiên, cách này không áp dụng được ở những nơi đông người, ví dụ như trong một quán cà phê đang mở nhạc lớn. Dù người ở gần đang trò chuyện, bạn cũng khó có thể nghe được họ đang nói gì. Đây gọi là hiệu ứng che chắn: âm thanh yếu bị tiếng ồn lớn hơn lấn át.

8. Hoạt động gan:

8 cách tự kiểm tra sức khỏe tại nhà cực kỳ đơn giản - 8

Quan sát toàn bộ cơ thể mình trong gương. Nếu bạn thấy một lớp mỡ phía trên eo của mình thì đó chính là chất béo nội tạng bao quanh gan, khiến gan không thể hoạt động bình thường.

Lòng trắng của mắt bị vàng, có cục mỡ (đặc biệt là trên mí mắt) và lưỡi có mảng bám lớn cũng thể hiện dấu hiệu bất thường của gan.

Lưu ý: những bài kiểm tra nhỏ này không thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh. Đây chỉ là một vài cách giúp bạn chú ý đến sức khỏe bản thân hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Chưa đầy 30 tuổi nhưng đã mắc bệnh vôi hóa mạch máu, 5 yếu tố này là nguy cơ cao của bệnh

Xiao Zhang (Trung Quốc) chưa đầy 30 tuổi nhưng cân nặng của anh luôn cao hơn nhiều so với mức chuẩn vì chế độ ăn nhiều chất béo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo THÙY LIÊN (Theo Brightside) ([Tên nguồn])
Tra cứu sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN