6 nhóm người nên hạn chế ăn lạc, nếu thấy có dấu hiệu này phải dừng ngay

Sự kiện: Sống khỏe

Cần phải thận trọng khi ăn lạc, bởi nếu ăn phải lạc mọc mầm, lạc mốc, hàm lượng dinh dưỡng có trong lạc sẽ bị nấm mốc tiêu thụ, đồng thời một vài loại nấm mốc lại có thể tiết ra chất thay thế có độc gây ngộ độc, lâu dần có thể gây ung thư.

Lạc là thực phẩm khô được tích trữ trong nhiều gia đình. Lạc giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất oxy hóa, omega 3 tuyệt vời cho sức khỏe và là nguồn cung cấp protein tốt nhất trong giới thực vật. Tuy nhiên không phải ai ăn lạc cũng có lợi cho sức khỏe, nhất là phụ nữ mang thai.

Phụ nữ mang thai được khuyến cáo hạn chế ăn lạc. Ảnh minh họa

Phụ nữ mang thai được khuyến cáo hạn chế ăn lạc. Ảnh minh họa

Các nhà nghiên cứu Canada thuộc bệnh viện Ste Justine (Montreal) cho biết ăn lạc trong thời gian mang thai và cho con bú cũng không tốt cho sức khỏe của em bé. Việc ăn lạc trong quá trình mang thai sẽ làm nguy cơ mắc bệnh dị ứng của đứa trẻ sau này cao gấp 4 lần.

Các nhà khoa học cũng khuyến cáo người tiêu dùng phải thận trọng khi ăn lạc bởi nếu ăn phải lạc mọc mầm hoặc lạc mốc, hàm lượng dinh dưỡng có trong lạc sẽ bị nấm mốc tiêu thụ, đồng thời một vài loại nấm mốc lại có thể tiết ra chất thay thế có độc gây ngộ độc cho người ăn phải.

Vì vậy, khi chọn lạc để chế biến cần quan sát kỹ và loại bỏ những hạt lạc bị nảy mầm hoặc mọc ra một lớp mốc màu xám xanh, tuyệt đối không nên ăn những hạt này vì có thể nhiễm nấm aflatoxin có nguy cơ gây bệnh ung thư cao.

Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo không ăn lạc trong các trường hợp sau:

Nếu phát hiện lạc có dấu hiệu bị chảy dầu, mọc mầm hay nấm mốc tuyệt đối không nên ăn. Ảnh minh họa

Nếu phát hiện lạc có dấu hiệu bị chảy dầu, mọc mầm hay nấm mốc tuyệt đối không nên ăn. Ảnh minh họa

Không ăn khi bụng đói

Không nên ăn lạc luộc hoặc lạc rang quá nhiều khi đang đói bụng. Bởi vì, khi ăn lạc lúc đói thì các chất béo trong lạc sẽ khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng, gây cảm giác ấm ách, khó chịu.

Người mắc bệnh gút

Nếu khẩu phần ăn của người bệnh gút chứa quá nhiều dầu mỡ sẽ làm giảm đào thải axit uric ra ngoài và làm nặng thêm tình trạng bệnh, do đó bệnh nhân gút không nên ăn lạc, nếu muốn chỉ được ăn một lượng nhỏ trong giai đoạn gút thuyên giảm.

Người bị mỡ máu

Thực tế, do hàm lượng chất béo và calo trong lạc rất cao, người bệnh ăn nhiều lạc dễ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, thậm chí gây ra các bệnh tim mạch, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người bị cắt túi mật

Ở những bệnh nhân bị cắt túi mật, mật không thể dự trữ được sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa chất béo trong lạc, gây khó chịu đường tiêu hóa và nhiều hậu quả khác.

Người mắc chứng khó tiêu

Bệnh nhân khó tiêu nên có chế độ ăn thanh đạm, nhiều bữa nhỏ và thường xuyên. Nhưng lạc là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, khó tiêu hóa và hấp thụ nên những bệnh nhân có triệu chứng khó tiêu không nên ăn lạc.

Nguồn: [Link nguồn]

Không nên ăn những thực phẩm này khi đói kẻo “rước họa vào thân”

Khi cơn đói cực độ ập đến, đa phần chúng ta đều có xu hướng ăn uống một cách vô trách nhiệm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN