50% người dân sơ cứu trẻ đuối nước sai cách, BS Nhi chỉ rõ những sai lầm

BS Nguyễn Trọng Dũng, Khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương chỉ rõ những sai lầm phổ biến khi sơ cứu trẻ đuối nước.

BS Nguyễn Trọng Dũng, Khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trong những tháng hè vừa qua khoa tiếp nhận nhiều trường hợp bị đuối nước nặng. Chỉ riêng trong tháng 8, con số trẻ bị đuối nước được chuyển đến nhập đã là hơn 10  trẻ. Đây đều là những trường hợp nặng nên mới được chuyển lên, trong đó không ít trường hợp đã không thể qua khỏi.

Một trường hợp trẻ bị đuối nước đang được cấp cứu tại bệnh viện. 

Một trường hợp trẻ bị đuối nước đang được cấp cứu tại bệnh viện. 

Trường hợp gần đây nhất là chiều 6/9, gia đình bé gái P.H.T.T (7 tuổi, ở Bắc Giang) đã xin bác sĩ đưa con về nhà để lo hậu sự. Trẻ bị tai nạn đuối nước khi ra bãi sông tắm, được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội).

Tuy nhiên, do tình trạng quá nặng, trẻ chìm dưới nước lâu, nên các bác sĩ cũng không thể làm được gì.

Trước đó, 2 trẻ khác bị đuối nước cùng cũng đã tử vong. Tai nạn xảy ra vào ngày 2/9, 3 trẻ (một bé 9 tuổi và 2 bé 7 tuổi) được anh P.V.T dẫn ra bãi sông tắm, trong lúc không để ý cả 3 cháu nhỏ bị nước cuốn trôi. Dù đã cấp cứu ép tim 40 phút, trẻ có nhịp tim trở lại nhưng cả 3 đều không qua khỏi.

Trong đó, bé trai 7 tuổi, cháu ruột anh T. tử vong ngay khi đưa đến trạm y tế xã. Một ngày sau, bé gái 9 tuổi, con anh T. cũng tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Riêng cô con gái út 7 tuổi của anh T. được chuyển xuống Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tương tự, bé trai 7 tuổi, ở Lào Cai được người chú đưa đi chơi cùng con trai 4 tuổi tại một khu nghỉ dưỡng. Khi tới nơi, chú cho cháu và con trai xuống trước để đi gửi xe. Tuy nhiên, lúc quay lại, người chú không thấy cháu, hỏi cậu con trai thì bé chỉ tay xuống khu vực hồ bơi.

Người chú hoảng hốt chạy tới hồ bơi thì thấy cháu mình đã chìm xuống đáy hồ. Sau khi vớt lên, cháu bé được đưa tới Bệnh viện Nhi Trung ương nhưng do tình trạng quá nặng nên gia đình xin đưa về, sau đó trẻ tử vong.

BS Nguyễn Trọng Dũng khuyến cáo, người lớn cần quan tâm nhiều hơn đến trẻ để tránh điều đáng tiếc xảy ra, giám sát chặt khi cho trẻ đi chơi.

Ngoài ra, việc phát hiện sớm trẻ đuối nước và sơ cứu kịp thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Với trẻ em chỉ sau 3-5 phút chìm dưới nước đã gây ngừng tim, để lại di chứng tổn thương não không thể phục hồi.

BS Dũng cũng chỉ ra một thực tế hầu hết người dân vẫn chưa nắm được kỹ năng sơ cứu khi gặp người đuối nước. Chỉ có khoảng 40-50% trường hợp chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương được sơ cứu đúng cách. Rất nhiều người vẫn có thói quen dốc ngược trẻ lên vai rồi chạy hoặc đang ép tim, hà hơi thổi ngạt cho trẻ nhưng khi tim chưa có nhịp đã dừng lại để tiếp tục vác. Đây là cách sơ cứu hoàn toàn sai, làm lỡ cơ hội vàng cứu sống trẻ.

“Một nửa trường hợp còn lại vẫn dốc ngược trẻ lên vai rồi chạy hoặc đang ép tim, hà hơi thổi ngạt cho trẻ nhưng khi tim chưa có nhịp đã dừng lại để tiếp tục vác. Đây là cách sơ cứu hoàn toàn sai, làm lỡ cơ hội vàng cứu sống trẻ”, BS Dũng cảnh báo.

BS Nguyễn Trọng Dũng, Khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương hướng dẫn sơ cứu trẻ đuối nước đúng cách.

BS Nguyễn Trọng Dũng, Khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương hướng dẫn sơ cứu trẻ đuối nước đúng cách.

Cách cấp cứu trẻ đuối nước đúng cách

Cách cấp cứu đúng là ngay khi vớt trẻ lên, cần đặt trẻ nằm thẳng trên nền cứng, quan sát nhanh tình trạng trẻ, móc tất cả dị vật trong mũi, họng, sau đó nhanh chóng thực hiện ép tim và hà hơi thổi ngạt.

Với người chưa có kỹ năng sơ cứu, cần thực hiện ép tim 15 lần, hà hơi 2- 5 lần, với nhân viên y tế chỉ cần thực hiện 2 lần hà hơi, ép tim 5 nhịp lặp lại liên tiếp cho đến khi trẻ có phản xạ.

Sau đó cần gọi thêm 1 người hỗ trợ, 1 người hà hơi thổi ngạt, 1 người ép tim. Một bàn tay đặt lên chính giữa xương ức của bệnh nhân.

Sau 1 phút đánh giá lại xem bệnh nhân đã thở hay chưa và thực hiện bắt mạch. Người lớn bắt mạch cảnh, trẻ con bắt ở cánh tay, mạch quay, mạch bẹn vì cổ trẻ ngắn hơn. Sau 10 giây kiểm tra, nếu vẫn không thấy mạch thì tiếp tục lặp lại động tác ép tim ngoài lồng ngực.

Trong lúc ép tim, cần duy trì nhịp 100 lần/phút, cố gắng ép sâu và mạnh, độ lún bằng khoảng 1/3 bề dày lồng ngực.

Đặc biệt, các chuyên gia khuyên các gia đình, ngoài việc trang bị kỹ năng bơi cho trẻ, người lớn cần trang bị kiến thức cho trẻ chẳng hạn khi gặp bạn bị đuối nước phải làm gì…

Bên cạnh đó, khi cho trẻ đi du lịch đặc biệt là vùng núi không quen địa hình, biển, hồ bơi… thì luôn phải giám sát, để mắt đến trẻ phòng tình huống xấu nhất.

Nguồn: [Link nguồn]

Trẻ 21 tháng tuổi hôn mê, nguy kịch vì đuối nước

Khi được gia đình vớt từ dưới đầm lên, bé Hoàng H.N. (Quảng Ninh) đã ngừng thở, tím tái, hiện vẫn hôn mê, tiên lượng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN