5 nhóm người đừng dại ăn sầu riêng dù có thích mê nếu không muốn mang bệnh

Với những thành phần dinh dưỡng và mùi vị đặc trưng riêng, sầu riêng không phải ai cũng ăn được và ai ăn cũng tốt.

Sầu riêng là một trong những loại trái cây có nguy cơ bị ép chín bằng các loại hóa chất độc hại. Theo các chuyên gia, để thúc sầu riêng chín sớm, các thương lái thường dùng hóa chất Tebuconazole và Carbendazim (đây là chất bị đưa vào danh sách chất gây ung thư thuộc nhóm độc, đã bị loại khỏi thị trường châu Âu).

Sầu không bì "tẩm" hóa chất thường có cơm mịn, dẻo và mùi thơm nức. Ảnh minh họa

Sầu không bì "tẩm" hóa chất thường có cơm mịn, dẻo và mùi thơm nức. Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia y tế, những hóa chất mà người trồng vườn dùng để thúc chín trái cây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nghiêm trọng nhất hưởng đến gan, cơ quan sinh sản, gây vô sinh, thậm chí là ung thư.

Vì vậy, để vẫn có thể thưởng thức được sầu riêng mà vẫn an toàn cho sức khỏe, người mua cần chọn nơi uy tín, tránh mua phải sầu ngâm tẩm hóa chất. Ngoài ra, người mua cần nhận biết, phân biệt đâu là sầu riêng chín ép bằng thuốc và sầu riêng chín cây tự nhiên.

Theo kinh nghiệm, để thu hoạch, các nhà vườn sẽ hái sầu theo từng đợt. Muốn sầu chín đồng thời và không bị dập nát, họ sẽ hái xanh về giấm thuốc. Vì thế những quả chín ép quả hay bị héo, gai bị bầm dập và màu sạm đi. Trong khi đó, sầu riêng chín cây có gai và cuống trông tươi mới, xanh cứng.

Sầu riêng ngâm hóa chất, do chín ép nên rất khó để tách múi, cơm có màu nhạt và ăn bị sượng. Loại sầu riêng này cũng không có mùi thơm nồng như sầu riêng chín tự nhiên mà chỉ thoang thoảng, thậm chí nếu là quả sầu riêng còn non sẽ không có mùi.

Trong khi đó, những quả sầu riêng chín tự nhiên có mùi thơm lừng, khi bổ múi tách khỏi vỏ rất dễ, cơm có màu vàng óng, dẻo và mịn, ăn ngọt và có vị béo ngậy.

5 nhóm người đừng dại ăn sầu riêng dù có thích mê nếu không muốn mang bệnh - 2

Nhóm người nên nói không với sầu riêng

Người muốn giảm cân

Sầu riêng có hàm lượng chất béo cao. Mặc dù với một số chất béo trong chế độ ăn là cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều (chất béo giàu calo) sẽ phá hỏng kế hoạch giảm cân của bạn.

Người bị suy thận

Sầu riêng có lượng kali cao gây nguy hiểm với những bệnh nhân bị suy thận. Bởi khi lượng kali trong máu vượt quá mức 6,5 mmol/l, người bệnh sẽ bị rối loạn nhịp tim, thậm chí ngừng tim đột ngột, gây tử vong.

Người có bệnh về tim mạch

Người đang có bệnh về tim mạch và tai biến tuyệt đối không nên ăn sầu riêng, nó sẽ dẫn đến nghẽn mạch máu hoặc vỡ mạch một cách đột ngột và gây đột quỵ.

Người bị tiểu đường

Sầu riêng là loại quả có chỉ số đường rất cao (lên đến 70%) nghĩa là ngay sau khi ăn sầu riêng xong, đường huyết tăng cao rất nhanh... nên đây là loại quả phải kiêng đối với bệnh nhân tiểu đường. 

Người thể trạng yếu

Những người gầy ốm, da khô, khó ngủ, đi tiểu ít, nước tiểu vàng, táo bón... hạn chế ăn sầu riêng để tránh tình trạng nặng hơn.

Lưu ý: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không nên ăn cùng lúc với các thức uống như cà phê hoặc các loại bia, rượu, cơm rượu, vì sẽ xuất hiện những rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, buồn nôn và hơi thở bị nặng mùi, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

Không kết hợp sử dụng chung sầu riêng với các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng, tỏi… vì kết hợp với tính nóng của sầu riêng sẽ gây ra tình trạng nóng bứt rứt khó chịu trong người.

Nguồn: [Link nguồn]

Người đàn ông tử vong vì nhắm rượu với sầu riêng, thực hư thế nào?

“Không chỉ sầu riêng mà ngay cả mít hay các hoa quả khác có nhiều đường cũng không nên nhắm cùng với rượu”, PGS.Thịnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN