5 loại thực phẩm nên loại bỏ nếu bạn bị cao huyết áp

Sự kiện: Bệnh huyết áp

Lối sống ít vận động, tiêu thụ sai thực phẩm và căng thẳng có thể gây ra bệnh tiểu đường và cao huyết áp.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên ăn nhiều trái cây, rau, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời, họ khuyến cáo nên tránh thịt đỏ, muối (natri), các loại thực phẩm và đồ uống có chứa thêm đường. Những thực phẩm này có thể khiến cho huyết áp của bạn tăng cao.

Để duy trì huyết áp bình thường bạn nên bổ sung rau, củ vào chế độ ăn uống hàng ngày. Ảnh: NHẬT LINH

Để duy trì huyết áp bình thường bạn nên bổ sung rau, củ vào chế độ ăn uống hàng ngày. Ảnh: NHẬT LINH

Có một kế hoạch ăn kiêng được gọi là chế độ ăn kiêng DASH, viết tắt của "Phương pháp tiếp cận chế độ ăn uống để ngăn chặn tăng huyết áp". Các khuyến nghị về chế độ ăn kiêng DASH rất đơn giản:

- Ăn nhiều trái cây, rau và thực phẩm từ sữa ít béo.

- Cắt giảm thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, cholesterol và chất béo chuyển hóa.

- Ăn nhiều thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gia cầm và các loại hạt.

- Hạn chế natri, đồ ngọt, đồ uống có đường và thịt đỏ

Theo WebMD, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thực hiện chế độ ăn kiêng DASH đã giảm huyết áp trong vòng 2 tuần.

Bên cạnh đó, theo Times Now để duy trì huyết áp khỏe mạnh bạn nên cắt giảm hoặc tránh xa những loại thực phẩm dưới đây:  

- Cắt giảm lượng muối: Ngay cả khi giảm một lượng nhỏ natri trong chế độ ăn uống cũng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm huyết áp khoảng 5 - 6 mmHg, nếu bạn bị huyết áp cao. Bên cạnh đó, bạn nên học cách đọc nhãn sản phẩm để biết hàm lượng chất béo, muối, đường… để chọn loại thực phẩm phù hợp. Hạn chế lượng muối thêm vào khi chế biến món ăn và ăn ít thực phẩm chế biến sẵn.

Thực phẩm chế biến chứa nhiều muối và chất béo chuyển hóa là điều tối kỵ nếu bạn muốn duy trì huyết áp bình thường và trái tim khỏe mạnh. Ảnh: NHẬT LINH

Thực phẩm chế biến chứa nhiều muối và chất béo chuyển hóa là điều tối kỵ nếu bạn muốn duy trì huyết áp bình thường và trái tim khỏe mạnh. Ảnh: NHẬT LINH

- Giảm lượng cà phê: Caffeine có thể làm tăng huyết áp trong thời gian ngắn ngay cả khi bạn không bị huyết áp cao. Một nghiên cứu của Harvard cho rằng "Cà phê làm tăng huyết áp ở những người không thường xuyên uống cà phê nhưng không ảnh hưởng nhiều ở những người uống cà phê thường xuyên; những người trẻ tuổi có vẻ nhạy cảm hơn với cà phê."

- Cắt giảm đồ ăn nhanh, đặc biệt là Pizza đông lạnh:  Sự kết hợp của các thành phần trong pizza đông lạnh thường chứa nhiều đường, chất béo bão hòa và natri. Phô mai và nước sốt cà chua cũng có hàm lượng natri cao. Hãy thử làm một chiếc bánh pizza tốt cho sức khỏe tại nhà bằng cách sử dụng bột nhào tự làm, pho mát ít natri và các loại rau yêu thích của bạn.

- Cắt bỏ thực phẩm đã qua chế biến có chất béo chuyển hóa hoặc chất béo bão hòa: Về cơ bản, cắt bỏ các sản phẩm bánh như bánh rán, bánh quy, bánh ngọt, bánh quy giòn, bỏng ngô… có thể giữ cho trái tim khỏe mạnh. Chất béo chuyển hóa là chất béo nhân tạo giúp tăng thời hạn sử dụng và độ ổn định của thực phẩm đóng gói; nhưng chúng cũng làm tăng mức cholesterol xấu (LDL) và giảm mức cholesterol tốt (HDL) trong máu của bạn, điều này có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.

- Nói không với rượu: Rượu có chứa đường và calo. Nó cũng có thể gây ra những tương tác xấu với bất kỳ loại thuốc huyết áp nào mà bạn có thể đang dùng. Rượu cũng làm tăng khả năng bị thừa cân và béo phì, có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.

Nguồn: [Link nguồn]

Uống trà xanh kiểu này, kích hoạt thần dược chống cao huyết áp

Các nhà khoa học Mỹ và Đan Mạch phát hiện ra 2 hợp chất trong trà xanh và trà đen giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh cao huyết...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NHẬT LINH ([Tên nguồn])
Bệnh huyết áp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN