5 bài thuốc hỗ trợ trị liệt dương từ đông trùng hạ thảo

Sự kiện: Món ăn bài thuốc

Đông trùng hạ thảo là một trong những vị thuốc Đông y có công dụng cải thiện đời sống tình dục thông qua tác dụng bổ dưỡng, tăng cường sức khỏe...

1. Đặc điểm và công dụng chữa bệnh

Đông trùng hạ thảo còn gọi là trùng thảo, hạ thảo đông trùng hay đông trùng thảo, là một giống nấm mọc ký sinh trên sâu non của một loại sâu thuộc họ sâu cánh bướm. Nấm và sâu hợp sinh với nhau. Vào mùa đông, con sâu non nằm ở dưới đất, nấm phát triển vào toàn thân con sâu để hút chất dinh dưỡng làm cho con sâu chết. Đến mùa hạ, nấm sinh cơ chất (stroma) mọc chồi khỏi mặt đất nhưng gốc vẫn dính liền vào đầu sâu. Người ta thường đào lấy tất cả xác sâu và nấm mà dùng làm thuốc. Vì mùa đông là con sâu, mùa hạ lại thành cây cỏ nên vị thuốc này có tên là đông trùng hạ thảo (ĐTHT).

Theo các sách thuốc cổ, ĐTHT có vị ngọt, tính ấm, vào 2 kinh thận và phế, có công năng dưỡng phế, bổ thận ích tinh trị phế hư khái suyễn, thận suy dương suy (liệt dương), di tinh, lưng gối đau mỏi.

Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo

2. Tác dụng dược lý của đông trùng hạ thảo

2.1 Đối với hệ miễn dịch

Những nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh ĐTHT có khả năng tăng cường hoạt động miễn dịch tế bào cũng như miễn dịch dịch thể. Cụ thể là có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và tế bào nhiễm khuẩn, điều tiết phản ứng ứng đáp của tế bào lympho B, tăng cường một cách có chọn lọc hoạt tính của tế bào T ức chế, làm tăng nồng độ các kháng thể IgG, IgM trong huyết thanh. Mặt khác, ĐTHT còn là một vị thuốc ức chế miễn dịch có tác dụng chống sự bài loại tổ chức cấy ghép khá tốt.

2.2. Đối với hệ tuần hoàn tim – não

ĐTHT có tác dụng làm giãn các mạch máu, làm tăng lưu lượng tuần hoàn não và tim thông qua cơ chế hưng phấn thực thể M ở cơ trơn thành mạch. Mặt khác, ĐTHT còn có khả năng điều chỉnh lipid máu: Làm giảm cholesterol và B-lipoprotein, hạn chế quá trình tiến triển của tình trạng xơ vữa động mạch.

2.3. Đối với hệ hô hấp

ĐTHT có tác dụng bình suyễn, trừ đàm và phòng chống khí phế thũng. Điều này làm sáng tỏ quan điểm của cổ nhân cho rằng ĐTHT có khả năng "bảo phế ích thận" và "dĩ lao khái".

2.4. Đối với hệ nội tiết

Trên động vật thực nghiệm ĐTHT có tác dụng làm tăng trọng lượng tuyến vỏ thượng thận và tăng quá trình tổng hợp các hormon của tuyến này (adreno cortical hormon), đồng thời cũng có tác dụng tương tự như hormon nam tính (antrogen) và làm tăng trọng lượng của tinh hoàn cũng như các cơ quan sinh dục phụ trên động vật thực nghiệm...

Nhân sâm

Nhân sâm

3. Các phương thuốc từ đông trùng hạ thảo

3.1. Rượu lộc nhung trùng thảo

Thành phần: Nhung hươu 20g, ĐTHT 90g ngâm trong 1.500ml rượu tốt, trong 10 ngày.

Cách dùng: Uống mỗi ngày 20 - 30ml.

Công dụng: Ôn thận tráng dương, ích tinh dưỡng huyết dùng cho người bệnh bị suy nhược, thiếu máu, liệt dương, suy giảm tình dục.

3.2 Trà trùng thảo nhân sâm

Thành phần: ĐTHT 5g, nhân sâm 3 - 5g, cho vào bình kín hãm với nước sôi trong 10 phút.

Cách dùng: Uống trà hàng ngày.

Công dụng: Ích khí tráng dương dùng cho người liệt dương, di tinh.

3.3 Rượu kỷ tử trùng thảo

Thành phần: Kỷ tử 30g, ĐTHT 30g ngâm trong 500ml rượu trắng trong 10 ngày,

Cách dùng: Mỗi ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 15ml.

Công dụng: Bổ ích can thận, ích khí sinh tinh dùng cho người bị liệt dương, tảo tiết.

3.4. Canh đông trùng hùng áp

Thành phần: ĐTHT 10g, vịt đực 1 con, rượu trắng, gừng tươi, hạt tiêu, gia vị vừa đủ. Vịt làm thịt rồi bỏ ĐTHT vào trong bụng, hầm nhừ, cho gia vị.

Cách dùng: Ăn thịt uống nước thuốc, mỗi tuần 1 lần.

Công dụng: Bổ hư trợ dương dùng cho người bị liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục.

3.5 Rượu trùng thảo nhân sâm

Thành phần: ĐTHT và nhân sâm lượng bằng nhau, ngâm trong rượu tốt, trong 10 ngày.

Cách dùng: Uống mỗi ngày 20ml.

Công dụng: Bổ thận, tráng dương dùng cho người suy nhược cơ thể, liệt dương.

Nguồn: [Link nguồn]

Sự thật về tiết ba ba gây liệt dương?

Tiết con ba ba có thể dùng chữa hen, nhưng nếu lạm dụng, nó có thể làm suy giảm chức năng đàn ông, thậm chí gây liệt dương.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo ThS Hoàng Khánh Toàn ([Tên nguồn])
Món ăn bài thuốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN