4 căn bệnh rình rập do dùng quá nhiều điện thoại mà ra, đây là 6 thời điểm tuyệt đối không nên dùng!

Nếu bạn còn thói quen thức khuya để xem điện thoại, dùng điện thoại trong lúc ăn và lúc đi vệ sinh... thì nên thay đổi ngay để giữ an toàn cho sức khỏe.

Điện thoại ngày nay là vật bất ly thân với gần như tất cả mọi người. Điện thoại thông minh giúp bạn giải quyết công việc, giải trí, kết nối... Tuy nhiên, có những thời điểm dùng điện thoại sẽ cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe của bạn.

6 thời điểm không nên dùng điện thoại để giữ sức khỏe

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Không dùng điện thoại sau 11h tối và trước 4h sáng

Theo các chuyên gia sức khỏe, ánh sáng xanh của điện thoại di động trở nên vô cùng sắc nét vào ban đêm. Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại có bước sóng ngắn, làm ức chế não bộ và cản trở quá trình sản xuất của hormone melatonin gây buồn ngủ, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, rối loạn đồng hồ sinh học, tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Ngoài ra, dùng điện thoại vào thời điểm này còn tàn phá làn da rất nhanh. Ngoài ánh sáng xanh khiến da khô, xỉn màu, nhanh lão hóa, lỗ chân lông to… thì còn dễ bị nhiễm vi khuẩn từ điện thoại và mọc mụn nhiều hơn.

Không dùng điện thoại khi đang sạc pin

Để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất khi đang sạc pin bạn nên không nên dùng điện thoại. Đã có rất nhiều trường hợp tại nạn khi dùng điện thoại khi đang sạc pin và để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. 

Nguyên nhân là vì khi đang sạc pin, dòng điện áp chạy trong điện thoại cao gấp nhiều lần so với thông thường nên có thể làm tổn hại, thậm chí cháy các linh kiện nhỏ trong máy. Hơn thế, mức độ bức xạ trong quá trình sạc pin lớn hơn 10 lần so với thông thường, gây hại cho người sử dụng điện thoại.

Không dùng điện thoại khi đang ăn

Trên bàn phím điện thoại có rất nhiều vi khuẩn, nên trong lúc đang ăn, nếu tay bạn vẫn đụng đến điện thoại di động sẽ tạo điều kiện cho những vi khuẩn này chui vào cơ thể qua đường thực quản, từ đó tiếp tục sản sinh ra nhiều vi khuẩn, khiến sức khỏe của bạn yếu đi.

Đặc biệt trong lúc ăn bạn rất tập trung vào màn hình điện thoại thì sẽ không nhận thức được mình đang ăn gì, ăn bao nhiêu và lúc nào nên dừng ăn. Do đó, lượng thực phẩm bạn nạp vào sẽ nhiều hơn bình thường nên vấn đề tăng cân trước sau gì cũng xảy ra.

Không dùng điện thoại khi đi vệ sinh

Nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất nhà bạn với hàng tỷ vi khuẩn Ecoli, Salmonella, C.difficile, đều rất nguy hiểm, có thể gây tiêu chảy, viêm nhiễm đường ruột, nhiễm trùng máu...

Khi bạn sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh, vi khuẩn sẽ bám vào các bề mặt của chiếc điện thoại. Sau mỗi lần như vậy, điện thoại của bạn tích tụ vô số vi khuẩn. Những mầm bệnh này theo tay đi vào mắt, mũi, miệng của bạn, bởi bạn chạm vào điện thoại phần lớn thời gian trong ngày.

Không để điện thoại trước ngực hoặc túi quần

Các bức xạ độc hại phát ra từ điện thoại cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng vô sinh, hoặc rối loạn nhịp tim. Vì vậy, người sử dụng điện thoại không được thường xuyên để điện thoại trong túi quần hoặc đặt trước ngực, nhất là với nam giới.

Những nguy cơ có thể xảy ra là rối loạn chức năng tim mạnh, loạn nhịp tim, thậm chí ảnh hưởng đến nội tiết và gây rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra, bức xạ điện từ còn ảnh hưởng đến sự trao đổi chất trong tế bào bình thường, kết quả là khiến các chất trong cơ thể như kali, canxi, natri… bị rối loạn.

Hạn chế những cuộc gọi dài

Cố gắng tránh các cuộc trò chuyện dài qua điện thoại sẽ làm giảm sự tiếp xúc với bức xạ được tạo ra bởi thiết bị. Ngoài ra, khi bạn đang nhắn tin hoặc truy cập Internet, hãy chắc chắn rằng bạn không giữ điện thoại ở vị trí gần đầu của bạn như khi thực hiện một cuộc gọi.

Ngoài ra, cần tránh để điện thoại trên giường ngủ để tránh bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhất là với trẻ em. Vì vậy, hãy tắt điện thoại của bạn hoặc bất kỳ thiết bị phát ra bức xạ nào khác khi bạn đã đi ngủ.

4 tác hại đáng sợ do dùng nhiều điện thoại

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đau ngón tay và khuỷu tay

Các động tác trượt, gõ chữ và chơi điện tử trên smartphone sẽ làm đau cơ ngón tay. Sử dụng điện thoại quá nhiều còn gây viêm gân và làm trầm trọng hơn những bệnh như viêm ống cổ tay. Tương tự, khuỷu tay sẽ bị ngứa ran, tê buốt và đỏ tấy nếu bị co lại trong thời gian dài.

Nếu có những triệu chứng trên, hãy làm vài động tác gập cổ tay. Nếu bị đau liên tục hơn một tuần, hãy thử chườm nóng. Tốt nhất là đi gặp bác sĩ.

Hại cột sống và đau cổ

Sử dụng điện thoại liên tục trong nhiều giờ làm hỏng xương cổ và khiến các cơ lưng đau đớn. Theo một nghiên cứu ở Anh, 84% người trẻ tuổi bị đau cột sống trong năm 2014 là do dùng smartphone, tablet và máy tính quá thường xuyên.

Hãy sửa tư thế ngồi cho ngay ngắn để giảm bớt các cơn đau lưng, hạn chế sử dụng điện thoại để bớt áp lực lên cổ. Trông có vẻ kỳ quặc, nhưng thỉnh thoảng hãy giữ điện thoại ở thẳng trước mặt để không phải cúi xuống.

Hỏng mắt

Nhìn liên tục vào màn hình điện thoại có thể dẫn đến mỏi mắt, mờ mắt, khô mắt và chóng mặt. Mắt mờ kèm theo cứng cơ cổ có thể gây ra đau đầu. Nếu gặp phải những triệu chứng này, hãy tăng cỡ chữ trong điện thoại, để máy cách mắt ít nhất 40 cm. Cứ vài phút một lần, rời khỏi màn hình và nhìn ra xa để mắt được nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, đừng quên chớp mắt.

Tăng nguy cơ trầm cảm

Việc sử dụng quá nhiều điện thoại, nhất là vào ban đêm sẽ làm giấc ngủ của bạn bị gián đoạn, đây là một trong những lý do chính khiến bạn bị suy giảm trí nhớ, tăng nguy cơ trầm cảm. Ngoài ra, tình trạng thiếu ngủ do dùng điện thoại quá nhiều cũng có thể gây ra cảm giác suy nhược về cảm xúc và tinh thần.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhiều vi khuẩn cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe ”ẩn nấp” trên bồn cầu, màn hình điện thoại

Trong một clip gây sốc, một nhà nghiên cứu đã kiểm tra xem có bao nhiêu vi khuẩn trên tờ tiền giấy 100 đô la và phát hiện ra nó chứa đầy vi khuẩn Staphylococcus, có thể gây nhiễm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H (th) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN