3 người tử vong vì bệnh lạ, Bộ Y tế ra công điện khẩn

Theo Cục Y tế Dự phòng, đến ngày 13/7 đã có kết quả xét nghiệm 4 ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu trong tổng số 36 mẫu xét nghiệm căn bệnh tại Bình Phước khiến 3 người tử vong.

3 người tử vong vì bệnh lạ, Bộ Y tế ra công điện khẩn - 1

Một bệnh nhân bị mắc bệnh bạch hầu

Từ ngày 1/7, Trạm y tế xã Thuận Lợi, Đồng Phú, Bình Phước ghi nhận một số người dân có biểu hiện viêm họng/viêm amiđan. Trạm y tế và Trung tâm y tế dự phòng huyện Đồng Phú đã nhanh chóng điều tra, tổng hợp và báo cáo về Viện Pasteur TP. HCM. Đến trưa ngày 12/7, đã có 29 người ở Bình Phước nhập viện trong tình trạng sốt, viêm họng, trong đó 3 người đã tử vong. Căn bệnh lạ này xuất hiện từ ngày 24/6 đến nay. Ca tử vong đầu tiên vào ngày 29/6 là bệnh nhi tên Lại (12 tuổi).

Trước tình hình này, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế ra công điện khẩn, tăng cường công tác phòng chống dịch bạch hầu.

Bộ Y tế yêu cầu lấy mẫu những người tiếp xúc với bệnh nhân như: người nhà bệnh nhân tử vong, nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân tiến hành lấy mẫu máu, dịch hầu họng với tổng số mẫu xét nghiệm 34 mẫu.

“Đến ngày đến ngày 12/7 đã có kết quả xét nghiệm 4 ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu trong tổng số 36 mẫu xét nghiệm của người dân mắc bệnh lạ tại Bình Phước”, Cục Y tế Dự phòng thông tin.

Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, nếu vi khuẩn bạch hầu từ tay chân, quần áo hoặc các dụng cụ sinh hoạt mà người khỏe mạnh chạm vào, sau đó đưa tay lên họng cũng sẽ bị lây. Trong trường hợp điều trị bệnh bạch hầu, đặc biệt là trẻ nhỏ rất dễ gây biến chứng ngừng tim.

Cũng theo ông Phu, trước đây bệnh bạch hầu khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, gần đây bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không tiêm vắc-xin phòng bệnh.

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, người dân đưa trẻ tiêm chủng vắc-xin đầy đủ, đúng lịch. Người dân phải hường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hằng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

“Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời”, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng khuyến cáo.

Lịch tiêm chủng vắc-xin bạch hầu: 

Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi.

Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng.

Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng.

Mũi thứ 4: khi trẻ 18 tháng tuổi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN