2 thủ phạm dẫn đến đột quỵ nhiều người Việt 'chứa đầy người'

Sự kiện: Đột quỵ

Đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 sau các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, ung thư, nhưng đứng hàng đầu về tỉ lệ tàn tật ở người trưởng thành.

2 thủ phạm dẫn đến đột quỵ nhiều người Việt 'chứa đầy người' - 1

Ảnh minh hoạ: Internet

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 sau các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, ung thư, nhưng đứng hàng đầu về tỉ lệ tàn tật ở người trưởng thành. Vì thế bệnh lý tai biến mạch máu não đột quỵ không chỉ là vấn đề y tế mà còn là gánh nặng cho toàn xã hội, cho chính bệnh nhân và gia đình người bệnh.

Giáo sư Nguyễn Lân Việt - Nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia chia sẻ, nhiều yếu tố nguy cơ khiến một người dễ bị đột quỵ hơn. Các nguy cơ này bao gồm các yếu tố có thể kiểm soát được (những điều bạn có thể thay đổi) và không thể kiểm soát được (những điều bạn không thể thay đổi)

Chứng tăng huyết áp (cao huyết áp): Nguy cơ đột quỵ bắt đầu tăng khi huyết áp duy trì ở trên mức 115/75. Cao huyết áp, nguyên nhân hàng đầu của đột quỵ, làm tổn thương thành động mạch và có thể làm tăng hoạt động đông máu, dẫn đến sự hình thành các cục máu đông gây đột quỵ.

Do cao huyết áp có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ hai đến sáu lần, kiểm soát huyết áp giúp giảm nguy cơ đáng kể. Có sẵn một số thuốc giúp kiểm soát cao huyết áp.

Cholesterol cao và thừa cân: Mức cholesterol từ 200 trở xuống là tốt nhất cho người trưởng thành. Cholesterol thừa có thể tích tụ trên thành động mạch và dẫn đến tắc những mạch này. Thừa cân làm quá tải toàn bộ hệ tuần hoàn và mở đường cho các yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ, như là cao huyết áp. Lối sống ngồi yên ít vận động làm gia tăng nguy cơ.

Uống các thuốc statin làm giảm cholesterol có thể giảm nguy cơ đột quỵ.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi mặc phong phanh đến nơi siêu lạnh để “check in”

Dịp nghỉ lễ mới đây, cư dân mạng xôn xao ngạc nhiên về hình ảnh chàng thanh niên đến từ TP HCM "check in" đỉnh Fansipan với một áo ba lỗ, trong khi nhiệt độ tại đây là 0 độ C và những người khác đều “áo kép”, khăn ấm... khiến nhiều người lo ngại cho sức khoẻ của chàng thanh niên “chơi trội” này .

Trước đó, trên nhiều trang mạng có chia sẻ hình ảnh trong khi hàng nghìn người co ro vì giá lạnh từ âm 1 đến 0 độ C trên đỉnh Fansipan (Lào Cai), một thanh niên đến từ Sài Gòn mặc áo ba lỗ chạy tung tăng khắp nơi. Anh cho biết tên là Hoàng L. đến từ TP.HCM. Anh tới Sa Pa từ 31/12 và tham gia vào một cuộc thử thách bản thân, chống chọi với giá lạnh.

Nói về trường hợp này, trong cuộc trao đổi với báo chí chiều ngày 2/1 tại BV Bạch Mai, PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Phó Trưởng khoa Cấp cứu BV Bạch Mai cho biết, về lý thuyết sẽ có nguy cơ sức khoẻ với những người gặp lạnh đột ngột. Tuy nhiên, với mỗi người, ngưỡng chịu đựng giá lạnh rất khác nhau. Thậm chí ở Úc, có những người còn tham gia cuộc thi bơi qua băng giá lạnh. Nhưng họ chịu đựng được có lẽ do đã được tập luyện. “Còn với những người lần đầu trải nghiệm nhiệt độ như thế có nhiều nguy cơ: hạ thân nhiệt, bình thường 37 độ, xuống 35 độ hoặc dưới 35 độ có thể rơi vào rối loạn ý thức, hôn mê, dẫn theo nhiều hậu quả, mạch máu ngoại biên bị co, việc tưới máu ngoại biên không thực hiện được, cơ quan không được thiếu máu sẽ thiếu không khí, oxy, đẩy bệnh nhân vào tình trạng nguy hiểm”- TS. Bs Nguyễn Văn Chi nói.

Lạnh dưới 10 độ C cần chú ý điều này để không bị đột quỵ

Trời rét, bệnh nhân đột quỵ nhập viện tăng, có bệnh nhân không được đưa đến bệnh viện trong “thời gian vàng” làm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thái Hà ([Tên nguồn])
Đột quỵ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN