12 cách trị hôi miệng hiệu quả tại nhà

Sự kiện: Sống khỏe

Thực hiện các phương pháp tại nhà đơn giản này, có thể giúp bạn ngăn ngừa và loại bỏ được hơi thở có mùi.

Theo Healthline, nguyên nhân phổ biến nhất gây hôi miệng là vệ sinh răng miệng kém. Nếu bạn không đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên, vi khuẩn trong miệng của bạn sẽ tiếp tục phát triển và một màng vi khuẩn mỏng gọi là mảng bám sẽ tích tụ trên răng của bạn. Khi mảng bám không được chải sạch ít nhất hai lần mỗi ngày, nó sẽ tạo ra mùi hôi và dẫn đến một quá trình có mùi khác, đó là sâu răng.

Nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, trái cây để có hơi thở thơm mát. Ảnh: Pixabay

Nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, trái cây để có hơi thở thơm mát. Ảnh: Pixabay

Tất cả các loại thực phẩm đều mắc kẹt trong răng của bạn, nhưng một số loại thực phẩm như hành và tỏi thường dẫn đến hơi thở có mùi. Quá trình tiêu hóa những thực phẩm này giải phóng các hợp chất lưu huỳnh vào máu của bạn. Khi máu đến phổi của bạn, nó sẽ ảnh hưởng đến hơi thở của bạn.

Tuy nhiên, có một số nguyên nhân khác có thể xảy ra ở đường thở, thực quản và dạ dày cũng có thể dẫn đến hơi thở có mùi.

Theo Doctor NDTV, dưới đây là 12 cách trị hôi miệng hiệu quả tại nhà:

1. Luôn duy trì vệ sinh răng miệng ở mức độ cao. Ngoài việc đánh răng, điều quan trọng là làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa.

2. Sử dụng dụng cụ làm sạch lưỡi và làm sạch ngay phía sau lưỡi.

3. Uống nhiều nước và tránh các sản phẩm chứa quá nhiều caffein như cà phê. Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi.

4. Sử dụng nước súc miệng được nha sĩ hoặc dược sĩ khuyên dùng. Thời gian tốt nhất để sử dụng nó là ngay trước khi ngủ. Nước súc miệng có florua, được sử dụng cùng với việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa, có thể giúp ngăn ngừa sâu răng.

5. Làm sạch miệng sau khi ăn các sản phẩm từ sữa, cá và thịt. Những thức ăn này đọng lại giữa các kẽ răng, trên lưỡi và xung quanh nướu có thể bị thối rữa, để lại mùi khó chịu.

6. Hôi miệng cũng do khô miệng (xerostomia), xảy ra khi lượng nước bọt giảm. Vì thế nên nhai kẹo cao su không đường, đặc biệt nếu miệng bạn cảm thấy khô.

7. Thăm khám nha sĩ thường xuyên và làm sạch răng chuyên nghiệp theo yêu cầu. Kiểm tra thường xuyên sẽ cho phép nha sĩ của bạn phát hiện bất kỳ vấn đề nào như bệnh nướu răng, khô miệng hoặc các rối loạn khác có thể là nguyên nhân.

8. Không hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá khác. Các sản phẩm thuốc lá gây hôi miệng, ố răng, giảm khả năng nếm thức ăn và kích thích mô nướu. Những người sử dụng thuốc lá có nhiều khả năng mắc bệnh nha chu và có nguy cơ mắc ung thư miệng cao hơn.

9. Hôi miệng có thể là dấu hiệu của một rối loạn y tế, chẳng hạn như nhiễm trùng cục bộ ở đường hô hấp (mũi, họng, khí quản, phổi), viêm xoang mãn tính, chảy nước mũi sau, viêm phế quản mãn tính, tiểu đường, rối loạn tiêu hóa, bệnh gan hoặc thận.

10. Giữ nước. Nếu bạn không thể đánh răng sau bữa ăn, uống nhiều nước có thể giúp đẩy nhanh quá trình làm sạch vi khuẩn có hại và mảnh vụn giữa các kẽ răng. Uống sữa thậm chí có thể giúp khử mùi một số hơi thở có mùi khó chịu. Tuy nhiên, nên tránh đồ uống có đường.

11. Đừng uống quá nhiều cà phê. Nó có thể ngon, nhưng cà phê là một mùi khó thoát ra khỏi đầu lưỡi của bạn. Cân nhắc chuyển sang dùng trà thảo mộc hoặc trà xanh.

12. Cắt giảm rượu. Rượu có thể dẫn đến khô miệng. Uống quá nhiều bia, rượu và rượu mạnh có thể khiến hơi thở của bạn có mùi từ 8 đến 10 giờ sau khi uống xong, theo Doctor NDTV.

Nguồn: [Link nguồn]

Đánh răng 3 lần/ngày nhưng vẫn hôi miệng, người đàn ông sốc khi biết bị ung thư

Hôi miệng do nhiều yếu tố gây ra, trong đó có cả các căn bệnh nguy hiểm, bạn cần chú ý.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo NHẬT LINH ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN