1 phút tự kiểm tra: “Bộ não thứ 2” của bạn bao nhiêu tuổi?

Bạn có muốn biết ruột của mình liệu có khỏe mạnh và bao nhiêu tuổi không?

Hầu hết mọi người đều biết tới chức năng của ruột là tiêu hóa, hấp thu và bài tiết. Thế nhưng, ruột còn làm được nhiều hơn thế nữa.

Đường ruột có một hệ thống thần kinh phong phú, có thể nhận thức, tiếp nhận và phản hồi các tín hiệu một cách độc lập, khiến nó trở thành “bộ não thứ 2” của cơ thể. Nó cũng là cơ quan miễn dịch quan trọng của cơ thể người, nơi tập hợp 70 – 80% các tế bào miễn dịch, giúp chống lại các vi khuẩn, virus không ngừng xâm nhập vào.

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người trẻ lười vận động, làm việc căng thẳng, ăn uống vô tội vạ. Mặc dù tuổi sinh học của họ chỉ 30 hoặc 40 tuổi nhưng “tuổi ruột” của họ già tới mức 60 – 70 tuổi.

1 phút tự kiểm tra: “Bộ não thứ 2” của bạn bao nhiêu tuổi? - 1

Một khi quá trình lão hóa đường ruột xảy ra, tỷ lệ mắc các bệnh như xơ cứng động mạch, sa sút trí tuệ do tuổi già, các khối u ác tính sẽ tăng lên đáng kể khiến các chức năng của cơ thể bị suy giảm nhanh chóng. Có thể nói, lão hóa bắt đầu từ ruột.

Vì thế, bạn hãy thử kiểm tra ruột của mình bao nhiêu tuổi, dành khoảng 1 phút kiểm tra sẽ biết được kết quả ngay.

Cách đánh giá “tuổi ruột”

Bạn vui lòng chọn “có” hoặc “không” trong các câu hỏi dưới đây, bạn có thể biết được ruột của mình bao nhiêu tuổi. Một câu hỏi nhưng bạn có thể chọn nhiều phương án.

Câu 1. Thói quen ăn uống của bạn là gì?

① Thường bỏ bữa sáng.

② Ăn sáng rất nhanh.

③ Ăn không đều bữa.

④ Ăn ít rau.

⑤ Chỉ thích ăn thịt.

⑥ Đi ăn ở ngoài hơn 4 ngày 1 tuần.

⑦ Thích uống nước ngọt.

⑧ Thường ăn khuya.

⑨ Uống bia rượu nhiều.

2. Thói quen đi tiêu của bạn như thế nào?

① Thường xuyên đại tiện khó khăn.

② Thường xuyên có cảm giác đại tiện không hết hẳn.

③ Đại tiện khó (như táo bón)

④ Phân cứng và có hạt.

⑤ Phân rất mềm hoặc nhiều nước.

⑥ Phân màu đen.

⑦ Phân có mùi hôi bất thường.

⑧ Tần suất đại tiện bất thường.

3. Điều kiện sống của bạn như thế nào?

① Hút thuốc lá thường xuyên.

② Nước da ngăm đen và trông già hơn tuổi thật.

③ Da sần sùi, mụn trứng cá hoặc các vấn đề về da khác.

④ Ít vận động.

⑤ Thường xuyên cảm thấy căng thẳng.

⑥ Thường xuyên hoảng sợ hoặc lo lắng vào buổi sáng.

⑦ Ban đêm thường khó ngủ.

⑧ Thiếu ngủ do thức khuya.

⑨ Thường cảm thấy rất mệt mỏi khi thức dậy.

Kết quả kiểm tra:

- Tất cả đáp án đều là “không”: Điều này cho thấy tuổi ruột của bạn trẻ hơn tuổi sinh học, đây là trạng thái lý tưởng nhất. Ruột của bạn đang rất khỏe mạnh.

- Nếu câu trả lời “có” chiếm từ 1 – 4 câu: Tuổi ruột = tuổi thực + 5 tuổi. Tuổi ruột cao hơn tuổi thật một chút, bạn cần chú ý sức khỏe đường ruột của mình.

- Nếu câu trả lời “có” chiếm từ 5 – 10 câu: Tuổi ruột = tuổi thời gian + 10 tuổi. Bạn cần khẩn trương cải thiện sức khỏe đường ruột của mình bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và thời gian nghỉ ngơi.

- Nếu câu trả lời “có” chiếm từ 11 – 15 câu: Tuổi ruột = tuổi thực + 20 tuổi. Bạn phải thay đổi hoàn toàn chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt ngay từ bây giờ.

- Nếu câu trả lời “có” chiếm từ 16 câu trở lên: Tuổi ruột = tuổi theo thứ tự thời gian + 30 tuổi trở lên. Đường ruột của bạn đang rất kém và đáng báo động, cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nguồn: [Link nguồn]

Số lần chống đẩy có thể dự đoán được nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nam giới nên kiểm tra ngay

Việc tập chống đẩy thường xuyên có thể giúp bạn nhận được 4 lợi ích đáng kinh ngạc, không chỉ riêng về tim mạch.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NHẬT DƯƠNG (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Kiến thức sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN