Trồng loại cây 10 năm mới có quả, người nông dân thu về hơn trăm triệu/năm

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nắm bắt trend, có nhà vườn trồng loại cây này đã mở vườn cho khách tham quan, hái trái và thưởng thức món ăn làm từ quả của cây này.

Gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (71 tuổi, ngụ phường Ba Láng, Cái Răng, Cần Thơ) đang sở hữu vườn trái cây rộng hơn 3ha, trong đó có 3.000m2 trồng măng cụt. Không chỉ hái trái bán như mọi năm, nhờ trend gỏi gà măng cụt đang sốt trên mạng xã hội, năm nay vườn của ông Bình còn có thêm nguồn thu từ khách tham quan.

Chủ vườn trái cây 200 năm tuổi này đã mở ngay dịch vụ cho khách tham quan, hái trái và ăn gỏi ngay tại vườn.

Ông Bình chia sẻ, ông là đời thứ 5 chăm sóc khu vườn. “Theo lời kể của cha ông thì những cây măng cụt đã được trồng từ 200 năm trước. Có cây sống đến bây giờ, có cây chết nên đã được thay thế”, ông Bình nói.

Trồng loại cây 10 năm mới có quả, người nông dân thu về hơn trăm triệu/năm - 1

Vườn măng cụt có cây mọc rêu phong.

Vườn măng cụt có cây mọc rêu phong.

Lão nông cho biết, khi ông tiếp quản thì khu vườn có hơn 60 cây măng cụt lão. Tuy nhiên, nhiều cây đã chết vì quá già, đến nay chỉ còn hơn 40 cây trên 150 năm tuổi. Ở vị trí những gốc cây già đã gãy đổ, lớp măng cụt con đã được “dặm” vào.

“Hàng chục năm nay vườn măng cụt này không hề được bón phân hay phun thuốc gì cả, tôi để hoàn toàn tự nhiên. Thường ngày sẽ để cỏ mọc um tùm che khuất gốc cây, nhưng mấy hôm nay có đón khách tham quan nên tôi mới dọn dẹp cho sạch sẽ”, ông Bình nói.

Những quả măng cụt sai trĩu quả.

Những quả măng cụt sai trĩu quả.

Trong khi những cây măng cụt tơ dưới 20 năm tuổi chỉ cao chừng 5m thì có nhiều cây lão cao hơn 10m, tỏa tán rậm rạp. Nhiều gốc măng cụt to cỡ một người ôm, đã mục ruỗng vì thời gian, u sần khắp thân. Nhiều cây khác đã bị rêu phong phủ từ gốc tới ngọn. Nhưng điểm chung là cây nào cũng sai trĩu quả.

Chị Nguyễn Thị Dung, con dâu ông Bình chia sẻ, măng cụt phải trồng 10 năm mới bắt đầu ra trái. Cây càng lão thì trái càng sai và chất lượng, bán càng được giá. Măng cụt bắt đầu đậu trái từ sau tết âm lịch, tới giữa tháng 5 thì chín.

“Cây lão trái sẽ có vỏ mỏng, thịt nhiều, giòn ngọt, hạt bé. Theo thương lái thì vườn măng cụt của gia đình tôi là lâu năm nhất trong vùng, nên luôn được mua với giá riêng.

Chị Dung là đời thứ 6 chăm sóc vườn măng cụt của gia đình mình.

Chị Dung là đời thứ 6 chăm sóc vườn măng cụt của gia đình mình.

Giá măng cụt chín tại vườn trung bình chỉ khoảng 40.000 đồng/kg, riêng vườn này luôn được mua khoảng 60.000 đồng/kg. Mỗi năm vườn thu được từ 2-4 tấn trái”, chị Dung cho biết. Tính ra, mỗi năm, vườn măng cụt cho gia đình chị thu về hơn trăm triệu đồng.

Về món gỏi gà măng cụt đang sốt trên mạng xã hội, theo chị Dung đó là món cúng cỗ và món ăn truyền thống của địa phương. Không chỉ làm gỏi gà, măng cụt xanh còn có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu như thịt bò, hải sản để làm gỏi.

Măng cụt xanh đang được nhiều người tìm mua về làm món ăn.

Măng cụt xanh đang được nhiều người tìm mua về làm món ăn.

"Năm nay, nhiều người tìm tới hỏi mua măng cụt xanh, họ trả giá cao hơn cả măng cụt chín. Gia đình tôi không bán sỉ, ai đến tận vườn thì bán cho một ít, bán lẻ nhưng vẫn chỉ lấy giá như bán cho thương lái.

Cũng có rất nhiều người muốn tham quan vườn. Vì thế nên gia đình tôi cũng lần đầu mở cửa đón khách du lịch. Mọi người có thể thăm vườn, hái trái theo hướng dẫn, ăn gỏi tại vườn hoặc mua măng cụt về làm quà”, chị Dung nói.

Nguồn: [Link nguồn]

9x Thanh Hóa thu hàng trăm triệu/năm nhờ nuôi con vật này trong hộp nhựa

Nhờ mô hình này, chàng trai trẻ Thanh Hóa đã thu về hàng trăm triệu mỗi năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phúc Minh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN