Theo đuổi nghề mới lạ, 8x Hà Thành nhận đơn “mỏi tay”

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Khách hàng của 8x Hà Thành này hầu như đã đặt lịch từ trước để không bị trùng lịch.

Theo quan niệm dân gian của người Việt thì "Đầy Tháng" là một buổi lễ quan trọng đánh dấu sự hiện diện cũng như chào đón thành viên mới của gia đình còn lễ "Thôi Nôi" lại là lễ đánh dấu mốc cho sự phát triển của con, là ngày con chính thức có tuổi, đánh dấu 1 bước ngoặt mới trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Chính vì vậy mà việc chuẩn bị lễ cúng rất được coi trọng. Tùy theo từng vùng miền, mâm cúng này sẽ có sự khác biệt.

Bén duyên với nghề làm mâm cúng đầy tháng, thôi nôi cho bé một cách rất tình cờ, chị Bích Phương (SN 1989, Hà Nội) cho biết: “Cách đây 3 năm chị gái của mình là chị Lan tình cờ thấy được cô giáo Trần Thị Hoa (Mầm Lao Bảo) có làm những mâm cỗ rất là đẹp nên chị ấy đã theo học.

Sau đó, tôi thấy chị Lan đăng ảnh xôi với bánh lên mạng, nhìn mê quá nên tôi nhờ chị hướng dẫn làm cho thỏa mãn sở thích. Có lần dì của tôi nhờ làm xôi và bánh trôi để làm đầy tháng cho cháu nội của dì. Hai chị em mới lên ý tưởng decor mâm lễ. Sau lần đó, mẹ của bé đăng ảnh mâm lễ lên mạng và nhận được rất nhiều lời khen. Chúng tôi đã bén duyên với nghề lúc nào không hay”, chị chia sẻ.

Chị Phương cùng chị gái của mình khởi nghiệp làm các mâm lễ.

Chị Phương cùng chị gái của mình khởi nghiệp làm các mâm lễ.

Khi bén duyên với nghề mới, chị đã quyết định xin nghỉ việc là chuyên viên phòng cung ứng cho tập đoàn vàng bạc có tiếng ở Hà Nội. Chị Phương đã cùng chị gái của mình là Nguyễn Kim Lan (SN 1985) khởi nghiệp làm mâm lễ.

Để hoàn thiện được mâm lễ, chị cho biết phải cần rất nhiều thời gian. Thông thường, khách hàng của chị hầu như là đã đặt lịch từ trước vì mâm lễ chỉ làm trong ngày và không có chất bảo quản nên không thể làm trước. “Và phương châm làm việc của tôi là mỗi món ăn trên mâm lễ lúc giao đến khách hàng phải được đảm bảo tươi mới nhất nên có đơn đặt hàng tôi mới làm”, chị nói

Sau khi nhận đơn hàng, hai chị em chị sẽ chia nhau theo thế mạnh riêng của mỗi người. Chị Phương thường sẽ là người lên ý tưởng tổng quát dựa theo sở thích của khách hàng và phụ trách các món tạo hình như thạch - chè - xôi - bánh. Còn chị Lan nấu ăn ngon sẽ phụ trách nấu ăn chính và làm các tráp về cau trầu, oản nghệ thuật, hoa quả. Hai chị em sẽ cùng tìm ra hương vị cho món ăn đó ngon hơn. 

Theo đuổi nghề mới lạ, 8x Hà Thành nhận đơn “mỏi tay” - 2

Theo đuổi nghề mới lạ, 8x Hà Thành nhận đơn “mỏi tay” - 3

Mâm lễ sẽ có những màu sắc khác nhau tùy thuộc vào lựa chọn của bố mẹ các bé, có thể dựa vào mệnh hoặc sở thích.

Mâm lễ sẽ có những màu sắc khác nhau tùy thuộc vào lựa chọn của bố mẹ các bé, có thể dựa vào mệnh hoặc sở thích.

Theo chị, một mâm lễ hoàn thiện cần sự kết hợp của 2 chị em và bao gồm rất nhiều công đoạn, mọi thứ không khó nhưng lại cần sự tỉ mỉ, chỉn chu. Mỗi mâm lễ chị đều chia bố cục thành 2 phần: Phần trên dành cho Bà Chúa, Đức Ông và 3 Đức Thầy; Phần dưới là dành cho 12 Bà Mụ. 

Các món chính trong mâm Lễ cúng mụ là Xôi và Chè. Bé Trai thì sẽ là Chè các loại đậu như là đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh hoặc chè hạt sen với tượng trưng cho sự đỗ đạt trong học vấn, thành công trên con đường sự nghiệp sau này.

Bé Gái thì sẽ chọn chè trôi nước với mong muốn những viên trôi nước sẽ tượng trưng cho sự trôi chảy, tròn đầy, suôn sẻ cho cuộc đời sau này của các con.

Ngoài ra sẽ có thêm nước hoặc sữa, cau trầu, ngũ quả, hoa, nến, rượu, vàng mã, gà hoặc vịt, ngũ sên ( tôm, cua, ốc, trứng, thịt), bộ bốc chọn nghề và mỗi món này sẽ mang ý nghĩa khác nhau. Mỗi mâm lễ này sẽ có giá từ hơn 2 triệu đồng.

Mỗi mâm lễ này có giá từ 2 triệu đồng trở lên.

Mỗi mâm lễ này có giá từ 2 triệu đồng trở lên.

Về tông màu của mâm lễ, chị Bích Phương cho hay hiện tại các bố mẹ thường chọn theo mệnh của em bé. Cụ thể, bé mệnh Kim sẽ hợp nhất với màu vàng trắng hoặc vàng nâu đất. Tuy nhiên, có những bố mẹ lại chọn theo tông màu mình yêu thích.

“Khách hàng liên hệ đặt hàng trước và tôi sẽ chỉ nhận số lượng mâm lễ làm được, còn lại thì cũng rất tiếc vì không thể nhận được thêm. Nguyên nhân là vì khách hàng đã tin tưởng đặt lịch rồi và làm lễ thì lại có giờ làm lễ nên là tôi không thể nào lấy lí do nọ kia để sai lịch đã hẹn với khách hàng được”, chị chia sẻ.

Cũng có lần, chị chốt lịch với khách nhưng lại ghi nhầm ngày. Dù chị gửi lại list danh sách và thông tin cho khách để soát lại một lần nhưng có thể là vị khách đó cũng bận nên không để ý. Việc thì ngày nào cũng bận rộn từ sáng đến tối muộn, chị cũng không có thời gian để xem lại.

“Trước ngày làm lễ, vị khách đó có nhắn tin hỏi xem mấy giờ sẽ mang mâm lễ đến vì mâm lễ đó làm sớm. Tôi còn nhớ như in hôm đó là 20h30, tôi mới tá hỏa phát hiện ra là nhầm ngày. Cả nhóm tôi phải thức xuyên đêm để làm việc cho kịp giờ và chỉn chu”, chị nói.

Chị cho biết việc làm nhỡ lịch lễ của em bé và gia đình là điều tối kỵ nhất. Từ lần đó, chị đã phải cẩn thận hơn và có thời gian rảnh sẽ kiếm tra lại toàn bộ đơn đặt trước để có thể chuẩn bị chu đáo nhất.

Nguồn: [Link nguồn]

Chiêm ngưỡng cây nhãn bonsai cổ thụ, giá bán lên đến gần 200 triệu đồng

Cây nhãn cổ thụ này được chủ nhân định giá gần 200 triệu đồng, nhiều khách hỏi mua nhưng chưa bán.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thơm ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN