Nông dân Đắk Lắk điêu đứng vì thanh long rớt giá còn 2.000 đồng/kg

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thanh long chính vụ năm nay giá chỉ còn 2.000 đồng/kg, thậm chí bí đầu ra khiến người trồng thanh long ở xã Cư Êbur (thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) điêu đứng.

Gia đình anh Đoàn Ái Hòa (thôn 2, xã Cư Êbur) có 450 trụ thanh long đang vào giai đoạn chín rộ. Anh Hòa cho biết: Đợt đầu năm do ảnh hưởng của dịch bệnh nên giá thanh long giảm còn 4.000 – 5.000 đồng/kg. Bây giờ vào chính vụ, quả to đẹp giá chỉ còn 2.000 – 3.000 đồng/kg, thương lái còn không muốn mua. Anh Hòa đã nhờ một số người quen rao bán trên mạng nhưng chỉ bán được hơn 100 kg. Thanh long chín nứt trên cây, anh đành chấp nhận cắt bỏ quả để giữ sức nuôi trái vụ sau. Trồng thanh long hơn 10 năm đây là lần đầu tiên anh Hòa chứng kiến loại trái cây này rớt giá thê thảm nhưng vẫn không bán được.

Gia đình anh Phan Quốc Thiết (thôn 2, xã Cư Êbur) có 800 trụ thanh long ước tính thu 20 tấn. Thời điểm đầu vụ anh bán được giá từ 9.000-10.000 đồng/kg. Bây giờ, giá tại vườn còn 2.000 đồng/kg, hái cũng lỗ, không hái thì xót. Gia đình anh phải hái mang ra chợ bán, hy vọng vớt vát được đồng nào hay đồng đấy.

Giá thanh long tại vườn còn 2.000 đồng/kg, hái cũng lỗ, không hái thì xót.

Giá thanh long tại vườn còn 2.000 đồng/kg, hái cũng lỗ, không hái thì xót.

Nông dân Đắk Lắk điêu đứng vì thanh long rớt giá còn 2.000 đồng/kg - 2

Chị Trần Thị Thu Thảo, chủ một đại lý chuyên thu mua thanh long trên địa bàn xã Cư Êbur cho hay: Hằng năm, đầu vụ thanh long, mỗi ngày kho chị xuất khoảng 4 -5 tấn phân phối đi các tỉnh. Năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh, việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa khó khăn kéo theo giá thanh long giảm mạnh. Đại lý chị chỉ thu mua cầm chừng với số lượng chỉ bằng 1/10 so với trước đây.

Cây thanh long được trồng rải rác ở một số huyện như Buôn Đôn, Ea Kar, Cư M’gar…và được trồng tập trung ở xã Cư Êbur (thành phố Buôn Ma Thuột). Trên địa bàn xã Cư Êbur hiện có 129 hecta thanh long kinh doanh, sản lượng đạt hơn 3.200 tấn/năm.

Ở đây thanh long có quả quanh năm do người dân thắp điện vào ban đêm cho cây ra trái vụ. Sau khi cắt lứa quả này, chăm cây khỏe lại, khoảng một tháng sau, người trồng tiếp tục thắp điện cho lứa mới. Đầu ra của sản phẩm phụ thuộc vào thương lái và các đại lý thu mua trên địa bàn nên khi giá xuống thấp khiến người trồng điêu đứng.

Cây thanh long được trồng rải rác ở một số huyện như Buôn Đôn, Ea Kar, Cư M’gar…và được trồng tập trung ở xã Cư Êbur (thành phố Buôn Ma Thuột).

Cây thanh long được trồng rải rác ở một số huyện như Buôn Đôn, Ea Kar, Cư M’gar…và được trồng tập trung ở xã Cư Êbur (thành phố Buôn Ma Thuột).

Nông dân Đắk Lắk điêu đứng vì thanh long rớt giá còn 2.000 đồng/kg - 4

Ông Trần Trọng Khánh, Tổ trưởng Tổ hợp tác thanh long xã Cư Êbur cho biết: “Phía tổ hợp tác đang tích cực phối hợp với UBND thành phố Buôn Ma Thuột, hội Nông dân tiến hành giới thiệu, quảng bá sản phẩm thanh long của địa phương. Tìm kiếm các công ty, đối tác thu mua để hình thành chuỗi giá trị liên kết giúp người dân trồng thanh long có đầu ra ổn định, yên tâm sản xuất”.

Nguồn: [Link nguồn]

Doanh số sụt giảm: Nhiều hãng xe giảm giá kỷ lục, nhân viên nghỉ việc hàng loạt

Nhu cầu mua sắm ô tô của người Việt có xu hướng sụt giảm kể từ sau Tết Nguyên đán, đặc biệt, do tác động kép của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thảo ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN