Mua hàng qua mạng: Người dùng dễ bị “sập bẫy” hàng giả

Sự kiện: Kinh Doanh

Các chiêu thức bán hàng giả, hàng nhái qua mạng ngày càng tinh vi và phổ biến, người tiêu dùng có thể bị lừa đảo bằng nhiều phương thức khác nhau.

Trong diễn đàn “Thực trạng hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam: Thách thức và giải pháp” vừa được Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) tổ chức vào ngày 26/11 tại Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Tuấn – Trưởng phòng Quản lý hoạt động Thương mại điện tử, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương khẳng định lượng người mua sắm trực tuyến ngày càng gia tăng, trong khi đó các hành vi vi phạm trong thương mại điện tử ngày càng tinh vi và phổ biến hơn.

Đặc biệt, các nhóm hàng hóa được bán trên thương mại điện tử có nhiều hàng giả nhất như: đồ điện tử - công nghệ, giày dép – mỹ phẩm – thực phẩm chức năng, đồ dùng gia đình.

Trong đó, các sản phẩm hàng giả, hàng nhái được bày bán khiến cơ quan chức năng đau đầu. Bởi việc kiểm tra, truy xuất nguồn gốc... rất khó khăn. Cụ thể, vụ việc quả địa cầu có bản đồ “hình lưỡi bò” được rao bán trên mạng, nếu chi nhìn hình ảnh đưa lên mạng thì không nhận ra được điều này.

Không chỉ thế, những chiếc kẹo mút, bánh quy bên trong chứa cần sa cũng được trao đổi trên diễn đàn kín... hay những bộ phận của súng ống được chia ra để bán... Rồi đến việc những người uy tín, nổi tiếng đăng bài livestream và quảng cáo cho các thực phẩm chức năng không đảm bảo chất lượng trên mạng xã hội...

Theo ông Tuấn, các hành vi vi phạm còn tinh vi hơn rất nhiều. Đó là việc nhiều người nhận được cuộc gọi hay tin nhắn trúng thưởng, sau đó người dùng sẽ phải chuyển khoản tiền được gọi là thuế phí hay vận chuyển...

Hay việc tuyển cộng tác viên bán hàng rất phổ biến trong thời gian gần đây, tạo ra hàng chục, hàng trăm người khác nhau bán một mặt hàng. Cơ quan chức năng có đến tận nơi kiểm tra cũng không thấy được hàng hóa. Đối tượng giao hàng nhỏ lẻ, giao từng sản phẩm hoặc thuê xe ôm giao hàng... Điều này gây khó khăn trong việc kiểm tra và truy xuất nguồn gốc hàng hóa cho cơ quan chức năng.

Dịp gần tết, vé máy bay giả được bán rất nhiều, tức là vé có đặt chỗ, giữ chỗ nhưng không thanh toán. Sau một thời gian không thanh toán, mã code đó bị hãng máy bay tự hủy. Hoặc đối tượng mua vé 2 chiều nhưng chiều về không được...

Ngoài ra, nhiều trang web bán hàng giả, hàng nhái còn chưa thông báo, đăng ký với Bộ Công thương hoặc giả mạo đăng ký với Bộ Công thương. Vì vậy, việc kiểm tra đơn giản nhất là người dùng nên kích vào logo của Bộ Công thương, nếu được đăng ký sẽ link đến trang của Bộ Công thương.

Ông Tuấn cũng cho biết các hành vi này đã được cơ quan chức năng, các cơ quan thông tấn báo chí cảnh báo rất nhiều trong thời gian qua. Và cơ quan chức năng đang tiếp tục kiểm tra, rà soát chặt chẽ hơn nữa để tình trạng này giảm thiểu.

Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý Thị trường, Tổng cục Quản lý Thị trường (Bộ Công Thương) nhận định công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về giả mạo xuất xứ gặp nhiều khó khăn, trong đó có việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa.

Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý Thị trường, Tổng cục Quản lý Thị trường (Bộ Công Thương) nhận định công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về giả mạo xuất xứ gặp nhiều khó khăn, trong đó có việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa.

Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý Thị trường, Tổng cục Quản lý Thị trường (Bộ Công Thương) nhận định công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về giả mạo xuất xứ gặp nhiều khó khăn, trong đó có việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Nếu cơ quan thực thi không có có bằng chứng rõ ràng, không bắt quả tang hoặc giám định chất lượng thì việc phát hiện vi phạm không hề đơn giản, đặc biệt là đối với hàng nhập lậu sau khi đã được đưa qua các đường mòn, lối mở,...

Kể cả giám định chất lượng, nếu không có những chỉ tiêu chất lượng cụ thể để phân biệt giữa hàng thật và hàng giả mạo xuất xứ thì khó có thể xác định vi phạm được. Chẳng hạn như việc phân biệt, xác định được sự khác biệt giữa nông sản nhập khẩu và nông sản trong nước...

Đôi khi chỉ phân biệt được qua cảm quan, kinh nghiệm, nhưng để xác định vi phạm thì phải có chứng cứ đầy đủ, rõ ràng. Hoặc nếu giám định để xác định vi phạm thì phải có chỉ tiêu phân biệt thì mới dùng kết quả giám định để xác định vi phạm được, điều này rất khó thực hiện trong thực tế.

Nguồn: [Link nguồn]

Hàng lậu ”tuồn” về từ đâu khi mỗi tiếp viên, phi công mang 3-4 thùng hàng xách tay?

“Tôi thường xuyên chứng kiến tiếp viên, phi công của các đường bay có nguồn hàng nhập lậu chủ lực như Úc, Hàn Quốc,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN