Món ăn dành cho giới quý tộc Pháp, độc lạ ở cách thưởng thức, ám ảnh trong quá trình chế biến

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Chim họa mi nướng rượu là một trong những món ăn xa xỉ ở Pháp. Tuy nhiên, nó gây ra nhiều tranh cãi vì cách thức săn bắt và chế biến bị đánh giá là quá tàn nhẫn.

Theo New York Times, Ortolan hay còn gọi là chim họa mi có kích thước nhỏ, bằng với ngón tay cái của người lớn, nặng khoảng 30gr. Chúng sinh sống nhiều ở những vùng ấm áp của châu Âu như Italy, miền nam nước Pháp, Tây Ban Nha và Hy Lạp.

Cùng với gan ngỗng béo, họa mi nướng từng xuất hiện trong những bữa tiệc của Hoàng đế La Mã. Ảnh: ABC

Cùng với gan ngỗng béo, họa mi nướng từng xuất hiện trong những bữa tiệc của Hoàng đế La Mã. Ảnh: ABC

Chim họa mi thường ăn hạt dẻ, ngũ cốc nên thịt của chúng có hương vị lạ miệng, nhiều thịt, mỡ thơm và xương nhỏ. Do vậy, đây được xem là món ăn đặc biệt chỉ dành cho giới sành ăn.

Cùng với gan ngỗng béo, họa mi nướng từng xuất hiện trong những bữa tiệc của Hoàng đế La Mã. Ngoài tay nghề của đầu bếp, nguyên liệu cũng được chuẩn bị kỹ để lớp da họa mi có màu vàng bóng, món ăn giữ nguyên độ béo và nóng hổi khi mang lên bàn ăn.

Họa mi nướng mang hương vị hòa quyện của ô liu, hạt dẻ và một loại rượu thượng hạng của Pháp. Để thưởng thức món ăn một cách trọn vẹn, thực khách phải nhai từ từ, cả xương và nội tạng, chỉ bỏ lại phần mỏ. Một số người thưởng thức món ăn này cho biết, họ "phát cuồng" khi hương vị của chất béo, thịt, da, gan, phổi và mùi thơm của rượu tan trong vòm miệng. 

Theo truyền thống, thực khách dùng khăn trùm đầu để che đậy tội lỗi với Chúa khi ăn chim họa mi nướng. Ảnh: Richard Cottenier

Theo truyền thống, thực khách dùng khăn trùm đầu để che đậy tội lỗi với Chúa khi ăn chim họa mi nướng. Ảnh: Richard Cottenier

Cách thưởng thức chim họa mi nướng cũng không giống thông thường. Theo truyền thống, thực khách sẽ dùng một chiếc khăn lớn để trùm đầu khi ăn. Chúng có công dụng lưu giữ mùi hương của món ăn và đảm bảo lịch sự khi nhai, nhả xương. Tuy nhiên, đây cũng được cho là cách để người ăn né tránh đôi mắt của Thiên Chúa, khi họ đang nhai xương một con chim xinh đẹp từng bị bắt và chế biến tàn nhẫn.

Về quá trình săn bắt, nhiều người vẫn không tránh khỏi cảm giác ám ảnh, rùng mình sợ hãi.

Đầu tiên, để bắt chim, trong mùa di cư, thợ săn sẽ đặt những bẫy trên cánh đồng. Sau khi mắc bẫy, những chú chim họa mi này sẽ bị nhốt trong lồng tối từ 12 đến 28 ngày hoặc làm mù mắt để khiến chúng không thể phân biệt ngày đêm.

Trước khi bị mang ra chế biến 2 ngày, những sinh vật này sẽ ngừng được cho ăn. Sau đó, chúng sẽ được ngâm trong các thùng rượu mạnh Armagnac, vừa để chết đuối vừa để ướp hương vị trước khi nướng, bởi nếu bóp chết da thịt và nội tạng có thể bị vỡ nát và bầm tím.

Theo thực khách, món ăn này mạng đến hương vị béo ngậy của thịt, da, gan, phổi và mùi thơm của rượu vang tan trong vòm miệng. Ảnh: Atlas Obscura

Theo thực khách, món ăn này mạng đến hương vị béo ngậy của thịt, da, gan, phổi và mùi thơm của rượu vang tan trong vòm miệng. Ảnh: Atlas Obscura

Những chiếc lông của chúng sẽ được nhổ cẩn thận để chất béo nguyên chất không thoát ra ngoài. Cuối cùng tất cả đều được chế biến bằng cách rang khô trong nhiệt độ cao từ 5 đến 7 phút, thông tin từ Telegraph.

Một số thực khách sau khi trải nghiệm món ăn này cho biết, họ cảm nhận được hương vị béo ngậy của thịt, da, gan, phổi và mùi thơm của rượu vang tan trong vòm miệng.

"Món chim họa mi nướng này tôi cảm nhận như được bao bọc bởi chất béo có mùi vị tinh tế như hạt phỉ, tất cả hòa quyện với nhau thành một 'bữa tiệc' thịnh soạn", đầu bếp người Pháp Michel Guérard mô tả.

Tuy nhiên, năm 2001 - 2011, số lượng chim họa mi đã giảm hơn 40%, khoảng 30.000 người tham gia săn bắt chim và tiêu thụ bất hợp pháp ở miền nam nước Pháp mỗi mùa hè đã từng phải nhận mức phạt đắt đỏ.

Ortolan là loài chim biết hót, nặng chưa đến một lạng. Chúng sinh sống nhiều ở những vùng ấm áp của châu Âu như miền nam nước Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Hy Lạp. Ảnh: MAXPPP

Ortolan là loài chim biết hót, nặng chưa đến một lạng. Chúng sinh sống nhiều ở những vùng ấm áp của châu Âu như miền nam nước Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Hy Lạp. Ảnh: MAXPPP

Chính phủ Pháp đã phải ban hành luật cấm săn bắt, buôn bán cũng như việc giết và chế biến chim họa mi trên khắp châu Âu.

Hiện tại, món ăn này không còn xuất hiện nhiều ở nhiều nhà hàng nhưng vẫn được nấu chín và phục vụ trong các bữa tối riêng tư, bí mật và bất hợp pháp không chỉ ở Pháp mà còn lan rộng ra thành phố New York.

Nguồn: [Link nguồn]

Mít ruột đỏ lại sốt giá, nhà vườn trúng đậm

Mít ruột đỏ mua xô tại vườn đang có giá lên đến 85.000 – 90.000 đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay dù không quá khan hiếm

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thùy Dung  ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN