Chợ dân sinh Hà Nội sáng tạo "lá chắn Covid-19” cực độc đáo trong thời gian giãn cách

"Lá chắn" Covid-19 được làm từ nylon, giá rẻ lại tương đối hiệu quả trong thời gian dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, ban quản lý chợ Bách Khoa (Hai Bà Trưng – Hà Nội) cũng phân lịch cho các tiểu thương kinh doanh luân phiên theo ngày chẵn – lẻ để hạn chế tập trung đông đúc.

Để phòng dịch Covid-19, khi thực hiện giãn cách xã hội chợ Bách Khoa (đường Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã quây tấm chắn xung quanh chợ để hạn chế tiếp xúc trực tiếp.

Để phòng dịch Covid-19, khi thực hiện giãn cách xã hội chợ Bách Khoa (đường Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã quây tấm chắn xung quanh chợ để hạn chế tiếp xúc trực tiếp.

Theo đó, cả khu chợ gồm 150 quầy hàng được quây ngăn cách giữa người mua và người bán một tấm nylon và nhựa mica.

Theo đó, cả khu chợ gồm 150 quầy hàng được quây ngăn cách giữa người mua và người bán một tấm nylon và nhựa mica.

Các tiểu thương tại đây cho biết, việc quây các tấm ni lông và mica rất đơn giản, chi phí rất rẻ. Tùy từng chất liệu mà các tấm chắn có giá khác nhau, chất liệu đắt nhất chỉ khoảng 400 nghìn đồng.

Các tiểu thương tại đây cho biết, việc quây các tấm ni lông và mica rất đơn giản, chi phí rất rẻ. Tùy từng chất liệu mà các tấm chắn có giá khác nhau, chất liệu đắt nhất chỉ khoảng 400 nghìn đồng.

Bên cạnh việc quây tấm chắn, các tiểu thương cũng trang bị đầy đủ nước rửa tay sát khuẩn để đảm bảo công tác phòng, chống dịch cho người mua.

Bên cạnh việc quây tấm chắn, các tiểu thương cũng trang bị đầy đủ nước rửa tay sát khuẩn để đảm bảo công tác phòng, chống dịch cho người mua.

Ông Trần Văn Quyên, tiểu thương bán hàng tại chợ Bách Khoa cho biết: thực hiện chỉ đạo của UBND phường Bách Khoa, gia đình ông bắt đầu quây các tấm bạt ni lông từ ngày 22/7 và đảm bảo giãn cách với khách hàng.

Ông Trần Văn Quyên, tiểu thương bán hàng tại chợ Bách Khoa cho biết: thực hiện chỉ đạo của UBND phường Bách Khoa, gia đình ông bắt đầu quây các tấm bạt ni lông từ ngày 22/7 và đảm bảo giãn cách với khách hàng.

Bên cạnh đó, để hạn chế nguy cơ lây nhiễm qua việc thanh toán tiền mặt, ông Quyên khuyến khích người dân thanh toán bằng phương thức chuyển khoản qua ngân hàng.

Bên cạnh đó, để hạn chế nguy cơ lây nhiễm qua việc thanh toán tiền mặt, ông Quyên khuyến khích người dân thanh toán bằng phương thức chuyển khoản qua ngân hàng.

Ngoài ra, để đảm bảo không tập trung đông người, UBND phường Bách Khoa đã phân lịch cho các tiểu thương kinh doanh luân phiên theo ngày chẵn - lẻ.

Ngoài ra, để đảm bảo không tập trung đông người, UBND phường Bách Khoa đã phân lịch cho các tiểu thương kinh doanh luân phiên theo ngày chẵn - lẻ.

Toàn bộ chợ có khoảng 150 quầy bán hàng, khi áp dụng chia lịch thì chỉ còn khoảng 70 quầy bán hàng mỗi ngày. Những quầy hàng không cấp thiết, ban quản lý cũng yêu cầu tạm nghỉ kinh doanh.

Toàn bộ chợ có khoảng 150 quầy bán hàng, khi áp dụng chia lịch thì chỉ còn khoảng 70 quầy bán hàng mỗi ngày. Những quầy hàng không cấp thiết, ban quản lý cũng yêu cầu tạm nghỉ kinh doanh.

Lực lượng chức năng phường Bách Khoa phân chia các ca trực để hướng dẫn, nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch tại chợ.

Lực lượng chức năng phường Bách Khoa phân chia các ca trực để hướng dẫn, nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch tại chợ.

Chia sẻ về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại chợ Bách Khoa, ông Nguyễn Văn Khang - Chủ tịch UBND phường Bách Khoa cho biết: “Trên địa bàn phường Bách Khoa hiện chỉ có một chợ dân sinh duy nhất cung ứng thực phẩm cho nhân dân. Ngay khi có Công điện 16 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và chỉ đạo của quận Hai Bà Trưng, Chúng tôi đã nhanh chóng có biện pháp hỗ trợ tiểu thương và người dân, đảm bảo tâm lý mua sắn an toàn trong mùa dịch”.

Chia sẻ về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại chợ Bách Khoa, ông Nguyễn Văn Khang - Chủ tịch UBND phường Bách Khoa cho biết: “Trên địa bàn phường Bách Khoa hiện chỉ có một chợ dân sinh duy nhất cung ứng thực phẩm cho nhân dân. Ngay khi có Công điện 16 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và chỉ đạo của quận Hai Bà Trưng, Chúng tôi đã nhanh chóng có biện pháp hỗ trợ tiểu thương và người dân, đảm bảo tâm lý mua sắn an toàn trong mùa dịch”.

Chị Phan Linh, một người mùa hàng tại chợ Bách Khoa chia sẻ: “Buổi sáng tôi đi chợ sớm nhìn thấy được quây nilong cũng rất yên tâm. Giữa tình hình dịch bệnh căng thẳng, càng hạn chế tiếp xúc bao nhiều càng an toàn bấy nhiều. Tôi nghĩ đây là sáng kiến có thể áp dụng được ở nhiều chợ dân sinh khác trên địa bàn Hà Nội”.

Chị Phan Linh, một người mùa hàng tại chợ Bách Khoa chia sẻ: “Buổi sáng tôi đi chợ sớm nhìn thấy được quây nilong cũng rất yên tâm. Giữa tình hình dịch bệnh căng thẳng, càng hạn chế tiếp xúc bao nhiều càng an toàn bấy nhiều. Tôi nghĩ đây là sáng kiến có thể áp dụng được ở nhiều chợ dân sinh khác trên địa bàn Hà Nội”.

Nguồn: [Link nguồn]

Nuôi “nhân sâm dưới nước”, 8x Thanh Hóa thu về hơn 600 triệu đồng/năm

Được ví như nhân sâm dưới nước nên rất nhiều người săn lùng loại cá đặc biệt này, cũng nhờ nghiên cứu và triển...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thanh Thúy ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN