Nuôi “nhân sâm dưới nước”, 8x Thanh Hóa thu về hơn 600 triệu đồng/năm

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Được ví như nhân sâm dưới nước nên rất nhiều người săn lùng loại cá đặc biệt này, cũng nhờ nghiên cứu và triển khai nhân giống quy mô lớn, anh nông dân này đã “đổi đời”, thu về hơn nửa tỷ đồng mỗi năm.

Từng theo học và tốt nghiệp khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ, sau nhiều năm thử nghiệm nuôi tôm càng xanh, anh Lê Công Tiến (SN 1985), trú tại thôn 7 xã Thọ Vực, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) đã bắt tay vào thuần hóa và nhân giống loại cá đặc biệt trong ao nuôi của gia đình, nhằm phát triển kinh tế.

Được ví như nhân sâm nước, cá chạch lấu nhiều đạm, ít béo, giàu canxi, phốt pho, sắt và các khoáng chất khác có lợi cho sức khỏe.

Được ví như nhân sâm nước, cá chạch lấu nhiều đạm, ít béo, giàu canxi, phốt pho, sắt và các khoáng chất khác có lợi cho sức khỏe.

“Đợt đó, tôi thấy loại cá này có rất nhiều giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe nên giá cao gấp hàng chục lần các loại cá khác. Đặc biệt là tại địa phương tôi khi ấy chưa ai nuôi, ai muốn mua phải đặt trước của các bác làm nghề đánh cá trên sông. Vì vậy, tôi nung nấu ý định nuôi loại cá này”, anh Tiến kể.

Nói là làm, anh Tiến đi tìm mua cá chạch lấu sông của các thuyền chài về để sản xuất con giống. Thế nhưng, cá chạch lấu chuyên sống ở môi trường tự nhiên, tại các con sông lớn, vì vậy rất khó thuần hóa.

Mỗi kg cá chạch lấu bố mẹ anh mua mất hàng triệu đồng/kg nhưng cứ thế hao hụt và chết dần. Không bỏ cuộc, anh lại rút kinh nghiệm và tìm mua về nuôi tiếp. Thế nhưng, tổng số tiền cả năm anh bỏ ra hơn 100 triệu đồng, nhưng chỉ thu về được chừng 10-20 triệu.

Mô hình nuôi và nhân giống cá chạch lấu của anh Tiến được coi là mô hình lớn nhất miền Bắc.

Mô hình nuôi và nhân giống cá chạch lấu của anh Tiến được coi là mô hình lớn nhất miền Bắc.

Quyết không bỏ cuộc nhưng cũng chưa biết mình sai ở khâu nào, vì vậy, anh Tiến lại khăn gói vào các tỉnh miền Tây như An Giang, Cần Thơ để học hỏi kỹ thuật nuôi cá chạch lấu.

“Bảo là học hỏi nhưng vào đó người ta không chỉ cho mình biết đâu. Vậy nên, ngày tháng tôi cứ đi thăm quan các mô hình, nắm bắt và ghi chép lại cẩn thận rồi về quê làm tiếp”, anh Tiến kể.

Cuối năm 2010, áp dụng kiến thức về thủy sản anh học được trong hơn 4 năm đại học và hơn 1 năm đi khắp nơi tìm hiểu về cá chạch lấu, anh trở về địa phương và lên kế hoạch xây dựng khu ao nuôi để nuôi cá chạch lấu thương phẩm.

Sau 8 tháng nuôi, cá chạch lấu cho cân nặng khoảng 300-500gr/con và được thương lái thu mua tận nhà với giá từ 500-600.000 đồng/kg.

Cá chạch lấu được người tiêu dùng ưa chuộng và tìm mua với giá cao gấp hàng chục lần các loại cá khác.

Cá chạch lấu được người tiêu dùng ưa chuộng và tìm mua với giá cao gấp hàng chục lần các loại cá khác.

 Thấy hiệu quả và có lãi, anh lại bắt tay vào nghiên cứu cách nhân giống cá chạch lấu. Sau 3 năm, những lứa cá chạch lấu giống đầu tiên do anh tự nhân giống đã thành công ngoài mong đợi.

Chủ động được nguồn giống và kỹ thuật nuôi, anh trở thành người đầu tiên tại miền Bắc sản xuất được con giống cá chạch lấu. Số lượng cá sản xuất ra không đủ cung cấp cho thị trường và xuất khẩu.

Vì vậy, anh tiếp tục nhân rộng mô hình lên thành 5 ao nuôi cá giống và 9 lồng nuôi cá thương phẩm. Mỗi năm, anh thu được gần 30 tấn cá chạch lấu thương phẩm và bán ra thị trường khoảng 15-20 triệu con giống với giá từ 5-15.000 đồng/con giống, thu về khoảng 600 triệu đồng/năm.

Anh Tiến cho biết, đến thời điểm hiện tại, anh là người duy nhất tại miền Bắc sản xuất thành công cá chạch giống.

Anh Tiến cho biết, đến thời điểm hiện tại, anh là người duy nhất tại miền Bắc sản xuất thành công cá chạch giống.

Ngoài cung cấp tại thị trường trong nước và xuất khẩu đi Trung Quốc, năm 2019, một đơn vị bên Hàn Quốc đã tìm đến anh và kí kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm trong 5 năm với giá bắt tại Việt Nam là 460.000 đồng/kg.

Không những thế, anh còn cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật nuôi và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho các hộ gia đình nuôi cá chạch lấu tại khắp các tỉnh, thành phố.

“Nếu họ mua giống của tôi thì dù gặp thiên tai, lũ lụt hay sự cố chập điện, mất điện khiến cá chết hết, tôi vẫn tài trợ cho họ 50% con giống để họ tiếp tục nuôi”, anh Tiến khẳng định.

Theo anh Tiến, mặc dù dịch Covid-19 có ảnh hưởng đến giá và thị trường tiêu thụ nhưng cá chạch lấu vẫn được anh bán ra với giá tren 400.000 đồng/kg và không đủ cung cấp ra thị trường.

Cá chạch lấu ăn nổi nên thời tiết nóng quá hay lạnh quá cũng sẽ ảnh hưởng đến sức ăn của cá, vì vậy cần chú ý đến thời gian cho cá ăn vào mỗi mùa.

Cá chạch lấu ăn nổi nên thời tiết nóng quá hay lạnh quá cũng sẽ ảnh hưởng đến sức ăn của cá, vì vậy cần chú ý đến thời gian cho cá ăn vào mỗi mùa.

Về kỹ thuật nuôi cá chạch lấu, anh Tiến cho rằng, trước khi nuôi cá thì cần phải hút sạch nước, bắt hết cá tạp, phơi khô ao và khử trùng ao nuôi bằng vôi bột với công thức từ 2-3kg vôi/100m2 ao, xử lý trong 7 ngày thì thả cá.

Trong quá trình nuôi, nếu nuôi trên ao lót bạt với mật độ dày thì phải thay nước hàng ngày nhưng nếu nuôi trong ao đất thì ít phải thay nước hơn, chỉ cần tháo bớt nước bẩn và bơm nước sạch vào cho cá nhanh lớn, ít dịch bệnh.

“Nếu thời tiết nóng quá thì cho cá ăn từ 4-5 giờ sáng hoặc khoảng 9-10 giờ tối. Mùa đông, thời tiết lạnh thì cần cho cá ăn vào lúc 10-11 giờ trưa. Bởi vì đây là loại cá ăn nổi, nếu nước quá nóng hay quá lạnh cũng sẽ làm cá ăn yếu, ăn chậm và chậm lớn.

Nguồn: [Link nguồn]

Loài bò sát này bất ngờ thành đặc sản, được rao bán hàng triệu đồng/kg

Đây là loại bò sát được coi là đặc sản ở Tây Ninh, chúng không ăn côn trùng mà lại ăn trái cây và những loại lá thuốc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN