Ứng dụng vay tiền online nhanh chóng của Trung Quốc: Vay thì dễ, trả tiền khổ trăm bề

Sự kiện: Kinh Doanh

Hàng triệu người Ấn Độ đang tải các ứng dụng cho vay nhanh chóng để có tiền chi tiêu, nhiều trong số đó thuộc sở hữu của các công ty Trung Quốc. Những người đi vay nói rằng họ phải đối mặt với những mối đe dọa khủng khiếp khi bên cho vay ép trả với mức lãi cao.

Vào ngày 23/3, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố phong tỏa toàn bộ quốc gia để ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới, yêu cầu các trường học, văn phòng và các cơ sở thương mại đóng cửa ngay lập tức.

Kể từ khi phong tỏa, tỷ lệ thất nghiệp của Ấn Độ đã đạt mức cao kỷ lục. Theo Trung tâm theo dõi nền kinh tế Ấn Độ, hơn 120 triệu người Ấn Độ đã mất việc làm chỉ trong tháng 4. Hàng triệu người dân không thể kiếm đủ số tiền trang trải bữa ăn hàng ngày, họ trở thành mục tiêu cho các ứng dụng cho vay chỉ với một cú nhấp chuột trên thiết bị di động, với khả năng cho vay từ 1.500 đến 15.000 Rupee.

Hàng ngàn người sập bẫy cho vay tiền trên các ứng dụng do khó khăn trong thời kỳ dịch bệnh (Nguồn: BI)

Hàng ngàn người sập bẫy cho vay tiền trên các ứng dụng do khó khăn trong thời kỳ dịch bệnh (Nguồn: BI)

Nếu bạn nhập từ khóa “vay tiền” trên Cửa hàng ứng dụng của Google và Apple ở Ấn Độ, kết quả sẽ ra hàng nghìn phần mềm khác nhau: Cash Mama, Cash Papa, Cashe, Cash House, Flash Cash, Cash Now, Cash Pot. Nhiều ứng dụng trong số này này cho thấy hàng triệu người tải về chỉ trong vài tháng ra mắt.

"60-70% ứng dụng cho vay ở Ấn Độ thuộc sở hữu của Trung Quốc", Dhiraj Sarkar, giám đốc điều hành của một cổng thanh toán tại thị trường Ấn Độ cho biết.

Sarkar giải thích rằng các ứng dụng thuộc sở hữu nước ngoài hoạt động ở Ấn Độ bằng cách hợp tác với một thực thể tại địa phương có giấy phép cho vay và thực hiện các hoạt động tài chính khác, được gọi là một công ty tài chính phi ngân hàng hoặc NBFC.

Những lời mời chào dễ nghe khiến nhiều người mắc bẫy (Nguồn: BI)

Những lời mời chào dễ nghe khiến nhiều người mắc bẫy (Nguồn: BI)

Trong mô tả của các ứng dụng này, họ luôn cam kết cho vay nhanh chóng với mức lãi suất thấp: chu kỳ cho vay tối thiểu là 60 hoặc 90 ngày, bảo mật thông tin người dùng và lãi suất cố định 33-36% và cho vay chỉ sau 5 phút làm thủ tục. Nhưng sự thật thì không bao giờ như vậy.

Nhiều người vay tiền tại Ấn Độ sử dụng các ứng dụng này hiện cho biết họ đang bị tấn công với những lời đe dọa như bắt giữ, chặn tín dụng, kiện ra tòa hoặc phạt tài chính vì không trả nợ đúng hạn.

Nhiều người khác nói rằng họ nhận được cả những tài liệu giả mạo bắt giam của cảnh sát Ấn Độ, triệu tập của tòa án, thậm chí là những thông báo đã được ký và đóng dấu cảnh báo từ Ngân hàng Dự trữ của Ấn Độ.

Vào ngày 16/4, kênh tin tức lớn của Ấn Độ Zee Business, đã phát sóng nội dung để vạch trần các chiến dịch cho vay nặng lãi và tấn công người dùng của các ứng dụng vay tiền như CashBean, Y-Cash, OCash và Wifi Cash.

Một người vay tên Shekhar Verma đã tải lên một cuộc trò chuyện được ghi âm trong đó một người đàn ông tự xưng là đại lý của ứng dụng Moneed đe dọa sẽ bắn chết anh ta nếu anh ta không trả được khoản vay 1.500 rupee (20 đô la).

Chính sách của Google hiện không cho phép các ứng dụng có điều khoản cho vay bắt buộc tham gia vào Cửa hàng Play. Tuy nhiên các ứng dụng cho vạy nặng lãi vẫn có thể tìm thấy vô cùng dễ dàng, và xóa bỏ chúng có vẻ như vẫn là một trò chơi “đập chuột chũi”.

Nguồn: [Link nguồn]

Vay tiền qua ứng dụng trực tuyến lãi suất ”cắt cổ”, ngàn người mắc bẫy

Khuôn mặt thất thần vì sau hai tuần số tiền nợ đã tăng vọt ngoài sức tưởng tượng, chị Hiền T. cho biết, liên tiếp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Nguyễn (Theo BI) ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN