Từ vụ lá chuối gói thực phẩm: Tăng thuế với nilon không "bõ", phải cấm?

Mức thuế bảo vệ môi trường với nilon tăng kịch trần theo chuyên gia khó thay đổi triệt để thói quen sử dụng túi nilon, việc cần tính tới có thể là cấm hoàn toàn.

Theo Nghị quyết về Biểu thuế bảo vệ môi trường, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019, mức thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng túi nilon là 50.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg so với trước đó. 

Mức thuế này theo ông Lê Xuân Trường (Học viện Tài chính) là đã kịch khung hiện tại. Tuy nhiên, theo ông, kể cả với mức thuế mới, giá thành sản phẩm túi nilon vẫn chưa tăng đáng kể. Ông cho rằng, chỉ khi nào thuế đủ cao để người dùng thấy sử dụng túi nilon là đắt đỏ thì mới thay đổi được thói quen người dùng. Từ đó, ông kiến nghị cần sửa đổi, bổ sung quy định để tiếp tục tăng thuế.

Song song với điều chỉnh mức thuế, vấn đề được ông Trường nhấn mạnh là cơ quan chức năng phải kiểm soát, quản lý các cơ sở sản xuất túi nilon. Ông chỉ ra, một kg túi nilon có mức thuế là 50.000 đồng nhưng thực tế một cân túi bán trôi nổi có giá rẻ hơn như vậy rất nhiều, chỉ khoảng 30.000 đồng/kg.

"Phải trốn thuế mới bán được giá đó," ông khẳng định.

Từ vụ lá chuối gói thực phẩm: Tăng thuế với nilon không "bõ", phải cấm? - 1

Với mức thuế mới, giá thành sản phẩm túi nilon vẫn chưa tăng đáng kể.

Theo ông, đây là những sản phẩm túi nilon không hóa đơn chứng từ và khiến ngân sách không thu được thuế.

Trong khi ấy, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh thì lại nhắc tới những sản phẩm thay thế túi nilon đã được cộng đồng nhắc tới nhiều thời gian gần đây là lá chuối.

Ông cho rằng, đây là sản phẩm thay thế tốt và cần khuyến khích. Tuy vậy, ở hướng khác, vị chuyên gia này nêu quan điểm "thuế không giải quyết được vấn đề."

"Quan trọng then chốt là bây giờ cấm sử dụng túi nilon, cấm luôn, triệt để luôn. Đánh thuế cao không giải quyết được vấn đề," ông Ánh lên tiếng.

Ông nhấn mạnh tác hại của nilon với môi trường. Những thiệt hại đó theo ông là không có khoản thu nào có thể khắc phục được. Trong khi nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường "không được bao nhiêu" thì tác dụng điều chỉnh hành vi người dùng theo ông cũng không nhiều.

Trước đó, theo tính toán của Bộ Tài chính, với việc tăng thuế với túi nilon, số thu thuế bảo vệ môi trường dự kiến chỉ khoảng 67,5 tỷ đồng/năm, tăng 13,5 tỷ đồng/năm. 

Theo ông, việc cấm triệt để túi nilon sẽ kích thích sản xuất và sử dụng các sản phẩm thay thế.

Trước đó, loạt siêu thị lớn tại TP. HCM, Hà Nội chuyển sang sử dụng lá chuối gói rau củ, thực phẩm thay túi nilon. Sau đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương các siêu thị, doanh nghiệp chủ động sử dụng sản phẩm tự nhiên để gói, bọc thực phẩm thay thế túi nilon nhằm bảo vệ môi trường.

Lãnh đạo Chính phủ kêu gọi các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, các siêu thị, nhà hàng, khách sạn chung tay cùng Chính phủ và toàn xã hội nỗ lực giảm thiểu việc sử dụng túi nilon, rác thải nhựa.

Đề xuất đánh thuế tiêu thụ xăng khoáng gấp đôi xăng sinh học

Đại diện Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, số thu từ các sắc thuế nhằm hạn chế sản xuất tiêu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Linh ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN