Từ 1/8, bảy trường hợp không được cấp sổ đỏ

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/8 nêu 7 trường hợp đất không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ).

Khoản 1 Điều 151 của Luật này quy định người sử dụng đất không được cấp sổ đỏ trong các trường hợp cụ thể. 

Thứ nhất, đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn gồm xây dựng công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; công trình công cộng do UBND cấp xã đầu tư, quản lý, sử dụng, sẽ không được cấp sổ đỏ.

Thứ hai, đất được Nhà nước giao để quản lý, sẽ không được cấp sổ đỏ, gồm đất công trình công cộng và hành lang bảo vệ an toàn công trình; đất có mặt nước của sông và đất có mặt nước chuyên dùng; quỹ đất đã được Nhà nước thu hồi; đất để thực hiện dự án đầu tư; đất dùng vào mục đích công cộng; đất chưa giao, chưa cho thuê tại địa phương; đất chưa sử dụng tại các đảo; đất giao cho cộng đồng dân cư quản lý.

Trừ trường hợp đất được giao để sử dụng nằm chung với đất được giao để quản lý, thì được cấp sổ đỏ với phần diện tích giao sử dụng theo quyết định giao đất, cho thuê đất của Nhà nước.

Thứ ba, đất thuê, thuê lại của người sử dụng đất, cũng không được cấp sổ đỏ, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng phù hợp với dự án đã được phê duyệt.

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, quy định 7 trường hợp không được cấp sổ đỏ. Ảnh: Hồng Khanh 

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, quy định 7 trường hợp không được cấp sổ đỏ. Ảnh: Hồng Khanh 

Thứ tư, đất nhận khoán không được cấp sổ đỏ, trừ trường hợp đất nông nghiệp, lâm nghiệp có nguồn gốc là đất được giao, giao khoán, khoán trắng, thuê đất, mượn của nông, lâm trường trước 1/2/2015 theo hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.

Thứ năm, đất đã có quyết định thu hồi của Nhà nước không được cấp sổ đỏ, trừ trường hợp đã quá ba năm từ khi có quyết định thu hồi đất mà không thực hiện dự án.

Thứ sáu, đất đang tranh chấp, đang bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để đảm bảo thi hành án hoặc quyền sử dụng đất đang bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cũng không thuộc diện được cấp sổ đỏ.

Thứ bảy, tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để dùng vào mục đích công cộng không nhằm kinh doanh, sẽ không được cấp sổ đỏ.

Các tài sản gắn liền với đất không được cấp sổ đỏ 

Luật Đất đai mới cũng nêu 5 trường hợp tài sản gắn liền với đất không được cấp sổ đỏ tại khoản 2, Điều 151. 

Theo đó, tài sản gắn liền với thửa đất thuộc 7 trường hợp nêu trên, sẽ không được cấp sổ đỏ.

Thứ hai, nhà ở, công trình xây dựng tạm thời trong thời gian xây công trình chính hoặc công trình bằng tranh, tre, nứa, lá, đất; công trình phụ trợ nằm ngoài phạm vi công trình chính và để phục vụ vận hành công trình chính, cũng không được cấp sổ đỏ.

Thứ ba, tài sản gắn liền với đất đã có thông báo hoặc quyết định giải tỏa, quyết định thu hồi đất của Nhà nước, sẽ không được cấp sổ đỏ, trừ trường hợp đã quá ba năm mà không thực hiện dự án.

Thứ tư, nhà ở, công trình xây dựng sau thời điểm cấm xây dựng; lấn chiếm mốc giới bảo vệ hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã xếp hạng; tài sản gắn liền với đất được tạo lập từ sau thời điểm quy hoạch được phê duyệt mà không phù hợp quy hoạch được duyệt tại thời điểm cấp sổ đỏ.

Trừ trường hợp chủ sở hữu nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở theo quy định tại Điều 148 và Điều 149 của Luật này có giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Thứ năm, tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, cũng không được cấp sổ đỏ, trừ trường hợp tài sản đã xác định là phần vốn của Nhà nước đóng góp vào doanh nghiệp

Điều 148 quy định 6 trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với tài sản là nhà ở.

Còn Điều 149 quy định 5 trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với tài sản là công trình không phải nhà ở.

Nguồn: [Link nguồn]

Hơn 200 dự án tương đương 62.000 căn hộ tại Hà Nội gặp vướng mắc do sai phạm về quy hoạch, tự ý chuyển đổi công năng, nghĩa vụ tài chính, theo Sở Tài nguyên và Môi trường.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Khanh ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN