Tập đoàn bất động sản lớn thứ 2 Trung Quốc rơi vào khủng hoảng nợ

Evergrande Group, nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc về số lượng hợp đồng bán ra, đang rơi vào cuộc khủng hoảng nợ nghiêm trọng sau khi hai công ty con không thể thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trị giá 144,9 triệu USD cho các sản phẩm quản lý tài sản của bên thứ ba.

Trong hồ sơ gửi tới sàn chứng khoán Hong Kong ngày 14/9, Evergrande nói rằng họ ước tính số lượng hợp đồng ký được sẽ tiếp tục giảm trong tháng này, và xu hướng đó sẽ gây thêm rất nhiều áp lực lên dòng tiền và tính thanh khoản.

Báo cáo nói rằng những biện pháp được áp dụng trước đó nhằm giải quyết vấn đề thanh khoản không mang lại kết quả như kỳ vọng. Công ty đã thuê hai cố vấn tài chính để đánh giá cấu trúc tài chính, tìm ra mọi khả năng khả thi để giảm bớt áp lực thanh khoản và tìm ra giải pháp tối ưu cho các bên liên quan càng sớm càng tốt.

Ngày 14/9, giá cổ phiếu Evergrande trên thị trường Hong Kong giảm 11,87% xuống 2,97 đô la Hong Kong, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2014. Giá cổ phiếu của tập đoàn này giảm tới 83% trong năm ngoái.

Hồ sơ mới nhất của Evergrande được gửi đến thị trường chứng khoán Hong Kong sau khi báo chí đại lục đưa tin vài trăm người mua các sản phẩm đầu tư của Evergrande đã tập trung trước trụ sở của tập đoàn này ở Thâm Quyến vào cuối tuần qua để biểu tình. Họ nói rằng họ không nhận lại tiền sau khi các sản phẩm họ mua đã đáo hạn.

Người biểu tình kéo đến trụ sở Evergrande để đòi tiền đầu tư

Người biểu tình kéo đến trụ sở Evergrande để đòi tiền đầu tư

Những bức ảnh và video cho thấy các nhân viên bảo vệ tạo thành hàng rào sống để ngăn người biểu tình xông vào trụ sở, nhưng một số người vẫn lọt được vào sảnh toà nhà.

Một nhà đầu tư cho biết chị đã đến toà nhà này hồi tháng 7 vì mâu thuẫn xung quanh các sản phẩm đầu tư tài sản của Evergrande.

Du Liang, giám đốc điều hành phòng quản lý tài sản của Evergrande, đã xuất hiện để trấn an người biểu tình. Nhưng Du càng kích động đám đông khi thừa nhận rằng anh ta đã rút tiền của mình khỏi các sản phẩm đầu tư của Evergrande trước ngày 31/5 vì gặp “một số vấn đề gia đình”.

Du nói rằng Evergrande không gặp khó khăn tài chính trước khi làn sóng COVID-19 hồi tháng 6 và 7. Anh này cũng tuyên bố sẵn sàng chịu điều tra nếu vi phạm bất kỳ quy định nào.

Du thừa nhận hiện giờ Evergrande rất khó thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với tất cả cả sản phẩm tài sản đáo hạn, với tổng giá trị lên đến 40 tỷ tệ (6,2 tỷ USD).

Trong tháng 8, doanh thu bán hàng của tập đoàn này chỉ còn 38,08 tỷ tệ, giảm 26% so với cùng kỳ năm 2020.

Nguồn: [Link nguồn]

Đi vay hơn 1.500 tỷ, công ty Shark Thủy đang kinh doanh ra sao?

Nợ vay cùng chi phí tài chính tăng vọt đã ăn mòn lợi nhuận doanh nghiệp công ty của Shark Thủy trong nửa đầu năm 2021.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Bình Giang ([Tên nguồn])
Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN