Phó Thủ tướng: 'Họp lên họp xuống nhưng công trình vẫn chờ cát'

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Đề cập tới nguồn vật liệu cho các dự án giao thông trọng điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho hay: “Lâu nay họp lên họp xuống, nhưng công trình vẫn chờ cát. Sau lần họp lần này cần lên được kế hoạch cụ thể, vật liệu không chỉ đáp ứng các công trình quốc gia, còn những công trình liên vùng”. 

Ngày 11/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác của Chính phủ đã khảo sát các mỏ cát tại Vĩnh Long, làm việc với lãnh đạo các tỉnh trong vùng về giải quyết vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực phía Nam.

Còn 26 triệu m3 cát chưa biết lấy đâu

Ông Nguyễn Văn Thắng - Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) - cho biết, giai đoạn 2021-2025, khu vực Đồng băng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đông Nam Bộ triển khai 16 dự án giao thông trọng điểm, được áp dụng chính sách đặc thù về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

Cát đưa về một số dự án cao tốc qua Cần Thơ.

Cát đưa về một số dự án cao tốc qua Cần Thơ.

Tổng nhu cầu vật liệu đắp nền cho 16 dự án giao thông trong vùng khoảng 70 triệu m3, trong đó cát đắp trên 63 triệu m3. Tới nay đã xác định được nguồn cung 37 triệu m3, còn thiếu 26 triệu m3 chưa có nguồn.

Theo Bộ GTVT, đến nay đã cơ bản xác định đủ nguồn cho dự án Cần Thơ - Cà Mau, dự án thành phần 1 và 4 thuộc dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Một số dự án chưa xác định đủ nguồn cung cấp vật liệu đắp, tổ công tác của Bộ TN&MT đã làm việc với các địa phương và dự kiến sử dụng các mỏ của tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre, cần sớm thực hiện các thủ tục giao mỏ.

Bên cạnh đó, việc bổ sung mỏ và cho phép nâng công suất các mỏ đáp ứng tiến độ thi công các dự án của các địa phương còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các dự án, đặc biệt các dự án cần hoàn thành vào cuối năm 2025…

Khẩn trương dùng cát biển

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, nhu cầu vật liệu san lấp cho các dự án rất lớn, một lúc đáp ứng nhiều dự án từ Bắc đến Nam. Do vậy, các địa phương cần xác định đây là trách nhiệm chính trị để xây dựng các tuyến đường trọng điểm quốc gia, là công trình chung.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: CK.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: CK.

Theo Phó Thủ tướng, thời gian qua còn nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tiến độ, ở đâu đó vẫn còn lý do này, lý do kia. “Lâu nay họp lên họp xuống, nhưng công trình vẫn chờ cát. Sau lần họp lần này cần lên được kế hoạch cụ thể, vật liệu không chỉ đáp ứng các công trình quốc gia, còn những công trình liên vùng”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Phó Thủ tướng cho rằng, để giải quyết nhu cầu về vật liệu cát còn thiếu, phương án trước hết là sử dụng cát biển. Để bảo vệ ĐBSCL, không thể dựa mãi vào cát sông, phải thay bằng cát biển. Việc sử dụng cát biển cũng nằm trong cơ chế đặc thù của Chính phủ để thực hiện các dự án. Ngoài ra, cần nghiên cứu khai thác từ các cồn, bãi bồi ở các vị trí không ảnh hưởng đến dân cư, công trình…

Ông Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, tỉnh cơ bản đảm bảo nguồn cát sông cho các dự án qua địa bàn và có khả năng thừa một ít. Tuy nhiên, với nguồn cát biển, tỉnh cũng quyết liệt, không có vướng mắc nhưng các mỏ ở xa (ngoài biển) tỉnh không có thẩm quyền cấp phép.

Ông Dương Tấn Hiển - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ - cho hay, dự án cao tốc trục ngang qua Thành phố cần 7 triệu m3 cát, hiện thiếu 4,7 triệu m3. Tuy nhiên, điều kiện ở Cần Thơ xa biển, không bị nhiễm mặn, nên khó dùng cát biển…

Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cũng cho rằng, do lần đầu triển khai nghiên cứu dùng cát biển thay cát sông trong san lấp nền đường, nên cũng khó khăn. Các địa phương mạnh dạn thực hiện hồ sơ, điều kiện theo quy định theo cơ chế đặc thù của Quốc hội.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu, nhu cầu và địa chỉ nguồn cát đã được xác định rõ, các bộ ngành, địa phương cần đẩy nhanh các bước, thủ tục để thực hiện, cung cấp cho các dự án. Phương án thay thế cát sông thì cát biển là lựa chọn đầu tiên, còn bổ sung một số nguồn khác để sau…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gặp gỡ người dân khu vực khai thác cát phục vụ cao tốc. Ảnh: T.Q.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gặp gỡ người dân khu vực khai thác cát phục vụ cao tốc. Ảnh: T.Q.

Trước đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đến khảo sát mỏ cát tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long và gặp gỡ người dân nơi đây. Trước lo ngại của người dân về việc khai thác cát sẽ xảy ra sạt lở, Phó Thủ tướng khẳng định, nhà nước chịu trách nhiệm cùng giám sát, nếu xảy ra sạt lở phải dừng ngay và nhà thầu phải bồi thường cho người dân.

"Khai thác cát phải thuận thiên, phù hợp với tự nhiên, không để người dân bị ảnh hưởng, làm bài bản, có đánh giá tác động môi trường, đảm bảo mỏ được quản lý và khai thác ở mức độ phù hợp. Quá trình triển khai phải có sự tham gia của người dân, công khai rõ ràng. Chính phủ luôn quan tâm đầu tư những công trình mang lại lợi ích cho nhân dân, luôn lắng nghe, tạo điều kiện để mỗi con đường hình thành sẽ mang lại ấm no, hạnh phúc, an toàn hơn cho người dân" - Phó Thủ tướng lưu ý.

Nguồn: [Link nguồn]

Sau 5 lần biến động biểu giá chỉ trong hơn hai tiếng buổi sáng 10/5, giá vàng miếng SJC vẫn không ngừng tăng. Đầu giờ chiều, giá vàng miếng SJC đã...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Cảnh Kỳ ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN