Ồ ạt hạ lãi suất huy động, có ngân hàng giảm sâu kỷ lục

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Hôm nay (18/9), thêm nhiều ngân hàng giảm lãi suất huy động. Theo đó, một ngân hàng trong nhóm Big 4 đưa mức lãi suất ngang bằng 2 ngân hàng khác trong nhóm này với mức lãi suất thấp nhất thị trường 5,5%/năm kỳ hạn 12 tháng.

BIDV vừa thông báo với hình thức tiết kiệm tại quầy, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng trở lên đã giảm 0,3% xuống còn 5,5%/năm. Trong khi đó, lãi suất kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng giảm 0,2% xuống 4,5%/năm. Lãi suất kỳ hạn 3 tháng, 5 tháng giảm từ 3,8%/năm xuống 3,5%/năm. Lãi suất kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng giữ nguyên 3%/năm.

BIDV đưa lãi suất tiết kiệm xuống thấp nhất trong vòng 3 năm và ngang bằng 2 ngân hàng trong nhóm Big 4.

BIDV đưa lãi suất tiết kiệm xuống thấp nhất trong vòng 3 năm và ngang bằng 2 ngân hàng trong nhóm Big 4.

Đối với hình thức tiết kiệm online, lãi suất kỳ hạn 12 tháng trở lên tương đương với gửi tại quầy, đều là 5,5%/năm. Trong khi đó, ở các kỳ hạn ngắn hơn, lãi suất sẽ cao hơn gửi ở quầy khoảng 0,1-0,2%/năm.

Trước BIDV, Vietcombank và Agribank cũng đã giảm 0,2-0,3% lãi suất tiền gửi từ ngày 14/9, đưa lãi suất cao nhất xuống còn 5,5%/năm. Với việc điều chỉnh này, 3 ngân hàng trong nhóm Big 4 đã đưa lãi suất huy động 12 tháng xuống ngang mức thấp lịch sử ghi nhận trong giai đoạn COVID-19.

Hiện lãi suất của 3 ngân hàng này khá tương đương nhau, chỉ có một số khác biệt ở hình thức tiết kiệm online nhưng không đáng kể, chỉ 0,2-0,3%/năm. Kỳ hạn có chênh lệch lãi suất nhiều nhất là kỳ hạn 3 tháng. Vietcombank niêm yết thấp nhất với chỉ 3,5%/năm. Trong khi đó, BIDV niêm yết 3,7%/năm, Agribank 3,85% và VietinBank là 4%.

VietinBank - ngân hàng còn lại trong nhóm Big 4 vẫn áp dụng biểu lãi suất cũ, cao nhất là 5,8%/năm cho kỳ hạn gửi từ 12 tháng trở lên.

Cũng ngày hôm nay, nhiều ngân hàng thương mại khác cũng giảm lãi suất huy động. Cụ thể, BV Bank giảm 0,4 -0,68%.

Theo biểu lãi suất huy động online, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng chỉ còn 5,75%/năm; kỳ hạn 7-8 tháng lần lượt là 5,8-5,85%/năm. Kỳ hạn 8-9 tháng là 5,85-5,9%/năm; kỳ hạn 10-11 tháng là 5,95-6%/năm.

Trong khi đó, lãi suất kỳ hạn 12 tháng là 6,05%/năm, kỳ hạn 18 tháng còn 6,15%/năm. Mức lãi suất huy động cao nhất tại BV Bank thuộc về kỳ hạn 36 tháng nhưng cũng chỉ ở mức 6,2%/năm.

MB lần thứ hai giảm lãi suất huy động kể từ đầu tháng 9. Theo biểu lãi suất huy động online, MB giảm 0,1% lãi suất các kỳ hạn 1-2 tháng còn 3,6-3,8%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng giảm 0,1 điểm phần trăm còn 3,9-4%/năm.

Lãi suất các kỳ hạn từ 6-15 tháng giảm 0,2-0,3%. Kỳ hạn 6-8 tháng còn 5,2%/năm, kỳ hạn 9-10 tháng còn 5,3%/năm, kỳ hạn 11 tháng còn 5,4%/năm, kỳ hạn 12 tháng còn 5,6%/năm, kỳ hạn 13 -15 tháng còn 5,7%/năm.

Ngân hàng SeABank cũng giảm lãi suất đồng loạt tại tất cả các kỳ hạn trong ngày đầu tuần. Lãi suất huy động kỳ hạn 1-5 tháng được ngân hàng điều chỉnh giảm 0,3% xuống còn 4,45%/năm.

Các kỳ hạn tiền gửi online kỳ hạn 6-36 tháng giảm từ 0,2-0,3%. Kỳ hạn 6 tháng còn 5,2%/năm, kỳ hạn 9 tháng còn 5,35%/năm, các kỳ hạn 12 và 18 tháng cũng chỉ còn 5,5%/năm, trong khi lãi suất cao nhất thuộc về kỳ hạn 36 tháng với 5,6%/năm.

Ngân hàng NCB cũng mới giảm 0,2% lãi suất huy động tại các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Theo đó, lãi suất huy động online cao nhất tại ngân hàng này hiện thuộc về kỳ hạn 12-13 tháng với mức 6,7%/năm.

Các kỳ hạn tiền gửi 6-7 tháng và 15-17 tháng hiện có lãi suất 6,6%/năm, kỳ hạn 8-11 tháng là 6,65%/năm, kỳ hạn 24-30 tháng có lãi suất 6,5%/năm và kỳ hạn 36 tháng có lãi suất 6,4%/năm.

Từ đầu tháng 9 đến nay đã có 25 ngân hàng giảm lãi suất gồm: Eximbank, BacA Bank, PG Bank, Saigonbank, MB, OCB, Sacombank, SHB, GPBank, Techcombank, ACB, Nam A Bank, KienLongBank, TPBank, CBBank, MSB, VietA Bank., BaoVietBank, PVCombank, Agribank, NCB, BV Bank, Vietcombank, BIDV, SeABank.

Trong đó, MB, OCB, ACB, Techcombank, Eximbank và GPBank đã hai lần giảm lãi suất kể từ đầu tháng.

Nguồn: [Link nguồn]

“Thừa tiền”, khó cho vay, ngân hàng tiếp tục giảm mạnh lãi suất tiết kiệm

Mới đây, tại cuộc họp Chính phủ, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú phải thốt lên rằng, toàn hệ thống ngân hàng đang phải “chữa bệnh thừa tiền”. Theo đó, nhiều nhà băng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Mai ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN