Nóng tuần qua: Lãi tiết kiệm đạt đỉnh mới, bất ngờ mức lãi suất kì hạn 6 tháng

Một số ngân hàng như Saigonbank, DongABank cũng đã có lãi suất trên 10%/năm.

Ngân hàng tăng mạnh lãi tiết kiệm

Mức lãi suất tiết kiệm lên tới 10,5%/năm đã xuất hiện ở ngay kỳ hạn 6 tháng thay vì các kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên như trước đây.

Theo đó, từ tháng 12/2022, ngân hàng Phương Đông (OCB) áp dụng biểu lãi suất huy động mới và tăng mạnh ở nhiều kỳ hạn.

Cụ thể, đối với hình thức gửi tiết kiệm tại quầy, lãi suất kỳ hạn 6 tháng ở mức 8,2%/năm, kỳ hạn 12 tháng là 8,9%/năm, kỳ hạn từ 18 tháng là 9%/năm.

Với kênh tiết kiệm online, các khách hàng OCB được cộng thêm 0,3 - 0,8%/năm.  Theo đó, lãi suất kỳ hạn 6 tháng lên tới 9%/năm, kỳ hạn 12 tháng đến 36 tháng là 9,3%/năm.

Trước cuộc đua lãi tiết kiệm ngày càng nóng, Ngân hàng Nhà Nước đã nới tín dụng thêm 1,5 - 2% cho toàn hệ thống tổ chức tín dụng

Trước cuộc đua lãi tiết kiệm ngày càng nóng, Ngân hàng Nhà Nước đã nới tín dụng thêm 1,5 - 2% cho toàn hệ thống tổ chức tín dụng

Như vậy, lãi suất cao nhất tại OCB sẽ lên tới 10,5%/năm, áp dụng cho khách hàng gửi tiết kiệm trực tuyến, kỳ hạn 6 tháng hoặc 12 tháng với số tiền từ 50 tỷ đồng.

Với mức 10,5%/năm, OCB đã thuộc nhóm những ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất trên thị trường hiện nay. 

Trước đó, một số ngân hàng như Saigonbank, DongABank cũng đã có lãi suất trên 10%/năm. Cụ thể, chỉ từ 1 tỷ đồng trở lên, khách hàng có thể nhận được lãi tiết kiệm cao nhất 10,7% ở kỳ hạn 13 đến 36 tháng.

Thậm chí, với kỳ hạn 6 tháng, khách hàng có thể được áp dụng mức lãi lên tới 10,05-10,2%/năm khi nhà băng này đang có chính sách cộng thêm lãi suất từ 0,7%/năm đến 0,85%/năm cho khách hàng tùy theo số tiền gửi.

Room tín dụng được mở thêm: Tiền sẽ chảy về đâu?

Nới room tín dụng từ 1,5-2%, ước tính 240.000 tỷ đồng sẽ được cung ứng cho nền kinh tế. Hiện nay, tín dụng toàn hệ thống tăng trưởng 12,2% so với đầu năm, do đó tính luôn với mức vừa nới sẽ có 3,8% room tín dụng cho các nhà băng trong thời gian tới.

Theo giải thích của Ngân hàng Nhà nước, việc đưa ra chính sách này ở thời điểm hiện tại là phù hợp với bối cảnh thế giới khi lạm phát có tín hiệu giảm, quá trình tăng lãi suất của Fed hay các nước trên thế giới cũng có dấu hiệu chậm lại. Vì vậy, sức ép lên tỷ giá cũng giảm đi nhiều. Đây là những biểu hiện cho thấy đủ điều kiện để Ngân hàng Nhà nước đưa ra chính sách nới room tín dụng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng yêu cầu các tổ chức tín dụng cân đối vốn phù hợp để cấp tín dụng, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ… các động lực tăng trưởng theo đúng chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, việc mở rộng tín dụng đi đôi với việc kiểm soát rủi ro kỳ hạn để đảm bảo thanh khoản, an toàn hoạt động, đảm bảo khả năng chi trả cho doanh nghiệp và người dân, nhất là dịp Tết Nguyên đán.

Vụ 100 du khách mất liên lạc ở Hàn Quốc, đề nghị xử phạt nhiều công ty du lịch

Sở Du lịch TP HCM vừa có văn bản gửi UBND TP HCM báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc liên quan đến du khách mất liên lạc khi du lịch Hàn Quốc.

Cuối tháng 10-2022, Bộ Ngoại giao xác nhận khoảng 100 người Việt bị mất liên lạc sau khi nhập cảnh qua sân bay quốc tế Yangyang tỉnh Gangwon, Hàn Quốc với mục đích du lịch.

Trên các thông tin thu thập được, Sở Du lịch TP HCM đã chỉ đạo Thanh tra sở kiểm tra, xác minh vụ việc và được biết 100 du khách này đến từ nhiều công ty du lịch khác nhau. Các công ty lữ hành này đều ký hợp đồng vận chuyển với hãng hàng không là Công ty CP Kovic Việt Nam – GSA Fly Gangwon Airlines (trụ sở tại Hà Nội), đơn vị duy nhất được tổ chức chuyến bay đưa khách đến đảo Yangyang, tỉnh Gangwon.

Sân bay quốc tế Yangyang tỉnh Gangwon. Ảnh: KTO

Sân bay quốc tế Yangyang tỉnh Gangwon. Ảnh: KTO

Trong số 100 khách du lịch mất liên lạc, Sở Du lịch TP HCM xác định có 32 khách của 4 công ty lữ hành trên địa bàn. Thanh tra sở đã mời người đại diện pháp luật của các doanh nghiệp  này lên làm việc, thu giữ các hồ sơ liên quan. Thanh tra sở đã xác định hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính, hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND TP HCM ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với 4 đơn vị này.

Chủ dự án khu ''đất vàng'' Hồ Gươm xin xây tăng tầng: Thành phố nói gì?

UBND TP Hà Nội cho biết, theo Quy hoạch phân khu đô thị H1-C1 được duyệt dự án tại khu "đất vàng" số 31, 33, 35 Lý Thường Kiệt (Hoàn Kiếm, Hà Nội), có thể xây công trình tối đa 8 tầng, tuy nhiên nhà đầu tư đề xuất xây dựng công trình cao tầng vượt chỉ tiêu cho phép.

"Theo quy hoạch phân khu đô thị H1-C1 được duyệt, khu đất trên có thể xây công trình tối đa 8 tầng, mật độ xây dựng tối đa 60%. Tuy nhiên, nhà đầu tư đề xuất xây dựng công trình cao tầng vượt chỉ tiêu cho phép của Quy hoạch trong khu vực", UBND TP thông tin.

UBND TP đã có chỉ đạo tại thông báo 451 ngày 30/9/2020 giao Sở QHKT hướng dẫn chủ đầu tư lựa chọn 2 phương án.

Cụ thể, phương án 1, giao Sở QHKT chủ trì phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm sớm đề xuất tổ chức lập quy hoạch thiết kế đô thị các tuyến phố và quy chế quản lý liên quan và trình thẩm định phê duyệt theo quy định hiện hành của pháp luật, báo cáo UBND TP theo quy định.

Nhà đầu tư sẽ thực hiện phương án quy hoạch kiến trúc theo chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc được duyệt tại đồ án thiết kế đô thị.

Phương án 2, trong trường hợp nhà đầu tư muốn thực hiện đầu tư xây dựng ngay công trình thì thực hiện theo đúng Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc liên quan đã được duyệt.

Thực hiện chỉ đạo, Sở QHKT đã có các văn bản vào tháng 10/2020, tháng 1/2021 hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện. Đến nay, nhà đầu tư chưa có hồ sơ về thủ tục liên quan đến quy hoạch kiến trúc gửi vào sở.

Ngân hàng Sacombank “đại hạ giá” gần 9.000 tỷ đồng cho hai khoản nợ lớn

Cùng với các ngân hàng khác, Sacombank đang tích cực rao bán thanh lý tài sản đảm bảo của khách hàng để xử lý nợ xấu. 

Khoản nợ xấu lớn nhất được Sacombank đã nhiều lần rao bán là 18 khoản nợ được đảm bảo bằng KCN Phong Phú tọa lạc tại xã Phong Phú, Bình Chánh, TP HCM.

Theo Sacombank tổng giá trị các khoản nợ bán đấu giá tính đến ngày 31/12/2021 là 16.196 tỷ đồng, trong đó nợ gốc hơn 5.134 tỷ đồng và nợ lãi là hơn 11.000 tỷ đồng.

Ngân hàng Sacombank liên tục “đại hạ giá” khoản nợ thế chấp bằng KCN Phong Phú

Ngân hàng Sacombank liên tục “đại hạ giá” khoản nợ thế chấp bằng KCN Phong Phú

Trong lần rao bán mới nhất, Sacombank đưa ra mức giá khởi điểm chỉ còn 7.934 tỷ đồng, tức chưa bằng 50% tổng nợ của khách hàng.

Ngoài khoản nợ lên tới hơn 16.196 tỷ đồng của 18 khách hàng nói trên, một khoản nợ xấu lớn khác đang được Sacombank rao bán suốt thời gian qua là khoản nợ của Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Vạn Phát. Tài sản đảm bảo là 40 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần BĐS Đô Thành (DTR).

Theo Sacombank, dư nợ gốc của doanh nghiệp là hơn 188 tỷ đồng và nợ lãi phát sinh là gần 408 tỷ đồng.

Trong lần rao bán mới nhất này, Sacombank đưa ra mức giá khởi điểm giảm còn 189 tỷ đồng, tương đương với toàn bộ nợ gốc của doanh nghiệp.

Theo đó, chỉ tính riêng giá giảm của hai khoản nợ lớn này, Sacombank đã “đại hạ giá” tài sản đảm bảo của các khoản nợ kể trên tới gần 9.000 tỷ đồng.

Ngoài hai khoản nợ trăm tỷ và nghìn tỷ nói trên, Sacombank cũng đang tích cực thanh lý tài sản đảm bảo là BĐS và xe ô tô để thu hồi những khoản nợ của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp có giá trị từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhà nhà đua mua xe, Việt Nam đứng thứ mấy về tiêu thụ ô tô ở Đông Nam Á?

Trong những năm qua, đời sống ngày càng nâng cao, nhiều gia đình Việt Nam đã chi tiền mua xe hơi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Tiêu điểm kinh tế tuần Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN