Nóng tuần qua: Hãng hàng không quốc gia đang làm ăn ra sao?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Vietnam Airlines Group (gồm ba hãng là Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco) đã thực hiện 100.213 chuyến bay trong 9 tháng qua, dẫn đầu ngành hàng không nước ta với hơn 45% thị phần.

Vietnam Airlines đạt doanh thu cao nhất kể từ đại dịch

Vietnam Airlines trong Quý III/2023 ghi nhận doanh thu hợp nhất hơn 23.750 tỉ đồng (gần 1 tỉ USD), là mức doanh thu quý cao nhất của hãng từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát đầu năm 2020 đến nay và về gần mức thu bình quân mỗi quý năm 2019 trước dịch.

Vietnam Airlines Group (gồm ba hãng là Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco) đã thực hiện 100.213 chuyến bay trong 9 tháng qua, dẫn đầu ngành hàng không nước ta với hơn 45% thị phần.

Vietnam Airlines đang tích cực nghiên cứu tăng tần suất, mở mới các đường bay

Vietnam Airlines đang tích cực nghiên cứu tăng tần suất, mở mới các đường bay

Riêng Quý III/2023, Vietnam Airlines Group khai thác gần 40.000 chuyến bay, vận chuyển hơn 6,5 triệu lượt khách, trong đó 1,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2022. Tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển đạt gần 60 ngàn tấn, tăng 19% so với cùng kỳ.

Vietnam Airlines ghi nhận doanh thu hợp nhất hơn 23.750 tỉ đồng (gần 1 tỉ USD), tăng trên 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức doanh thu quý cao nhất của Hãng từ khi đại dịch bùng phát đầu năm 2020 đến nay và về gần mức thu bình quân mỗi quý năm 2019 trước dịch.

Dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới

Theo thống kê, năm 2015, tỉ lệ dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam là 89,7% thì năm 2016 là 97,6%, năm 2017 là 103,5%, năm 2018 là 102,9%, năm 2019 là 110,2%, năm 2020 là 114,3%, năm 2021 là 113,2%, năm 2022 là hơn 125%.

Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam thuộc mức cao trong các nước cao nhất thế giới và World Bank đã cảnh báo tình trạng này.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành rất linh hoạt về tín dụng khi thực hiện các giải pháp để thúc đẩy cả bên cung vốn tín dụng cũng như các giải pháp để thúc đẩy bên cầu vốn tín dụng.

Đối với chính sách bên cung, đầu năm Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra chỉ tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm là 14%. Đến gần giữa năm đã phân bổ và thông báo cho tất cả các tổ chức tín dụng trong toàn hệ thống với chỉ tiêu khoảng 14%.

Đồng thời Ngân hàng Nhà nước nước cũng đã điều hành linh hoạt để hỗ trợ thanh khoản của hệ thống để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng, thúc đẩy tăng nguồn cung tín dụng cho nền kinh tế.

Hơn 1.000 doanh nghiệp bất động sản giải thể trong 10 tháng đầu năm

Trong 10 tháng nay cả nước có 1.067 doanh nghiệp bất động sản (BĐS) giải thể, tăng 9,5% so với cùng kỳ.

Số liệu trên được công bố tại Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng năm 2023. BĐS là ngành chứng kiến lượng doanh nghiệp giải thể lớn nhất trong kỳ này.

Trong khi đó, số doanh nghiệp BĐS thành lập mới đạt 3.850, giảm 50,2% so với cùng kỳ.

Trong 10 tháng nay cả nước có 1.067 doanh nghiệp bất động sản (BĐS) giải thể, tăng 9,5% so với cùng kỳ

Trong 10 tháng nay cả nước có 1.067 doanh nghiệp bất động sản (BĐS) giải thể, tăng 9,5% so với cùng kỳ

Về nguồn vốn nước ngoài rót vào thị trường bất động sản Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, ngành này đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 2,14 tỷ USD, chiếm hơn 8,3% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 44,8% so với cùng kỳ.

Trước đó, trong 9 tháng đầu năm, nhà đầu tư nước ngoài đã rót vào thị trường bất động sản Việt Nam 1,94 tỷ USD.

Còn theo báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), trong 9 tháng năm 2023, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực bất động sản gấp 3,5 lần số lượng doanh nghiệp bất động sản giải thế với 3.394 doanh nghiệp nhưng vẫn giảm tới 52,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Đề xuất người làm bán thời gian cũng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bộ LĐ-TB&XH (cơ quan chủ trì soạn thảo Dự thảo Luật BHXH sửa đổi) cho rằng, luật hiện hành còn bỏ sót một số nhóm lao động (LĐ) có nhu cầu, có khả năng đóng BHXH bắt buộc, nhưng chưa được luật hoá, như người LĐ làm việc theo chế độ linh hoạt. Từ đó, dự thảo luật này bổ sung thêm nhóm người LĐ làm việc không trọn thời gian (làm theo chế độ linh hoạt) thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, nếu thu nhập và tiền lương tháng của họ bằng hoặc cao hơn mức sàn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc.

Bộ LĐ-TB&XH đánh giá, khi mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, sẽ giúp tăng bao phủ BHXH, tăng thu và chi quỹ trong ngắn hạn và trung hạn nhưng trong dài hạn cần xem xét, đánh giá cụ thể hơn theo từng quỹ thành phần, đặc biệt là với quỹ hưu trí, tử tuất. Mở rộng đóng BHXH bắt buộc sang nhóm LĐ làm bán thời gian cũng đặc biệt tích cực với nữ giới, vì ngoài chế độ hưu trí, tử tuất, họ còn hưởng thêm chế độ ốm đau, thai sản.

Số liệu từ BHXH Việt Nam cho thấy, hiện tại, tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc của người LĐ là 5,73 triệu đồng/tháng, bằng khoảng 75% thu nhập bình quân thực tế của người LĐ làm công, hưởng lương. Theo lương tối thiểu vùng 1 hiện hành, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất là 2,34 triệu đồng/tháng (50% lương tối thiểu vùng 1), cao nhất là 37,4 triệu đồng/tháng (tối đa bằng 8 lần lương tối thiểu vùng 1). Với tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc bằng 25% tiền lương tính đóng, mức đóng thấp nhất gần 600.000 đồng/tháng, cao nhất bằng 9,54 triệu đồng/tháng.

Nguồn: [Link nguồn]

Các ông lớn ngành gạo làm ăn ra sao trong cơn sốt giá gạo?

Giữa bối cảnh ngành gạo liên tục lập kỷ lục về giá sản lượng, giá trị cùng đơn giá tăng thì nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo lại làm ăn kém hiệu quả

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN