Nóng tuần qua: Bình Thuận thông tin về việc "ca sĩ Ngọc Sơn mua 50 ha đất nông nghiệp xây dựng trái phép"

UBND huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) đã tổ chức kiểm điểm những cán bộ liên quan do cung cấp thông tin không đúng cho báo chí.

Thông tin ca sĩ Ngọc Sơn mua 50 ha đất nông nghiệp xây dựng trái phép là không đúng

Trước đó, nhiều trang mạng xã hội đăng tải ca sĩ Ngọc Sơn mua hơn 50 ha đất ở huyện Hàm Thuận Bắc, giáp Phan Thiết để làm trang trại thu hút rất nhiều sự quan tâm. Trên trang cá nhân, ca sỹ cũng khoe nhiều ảnh "check in" tại trang trại với hồ cá, các khu vườn trái cây thơ mộng.

Khi có thông tin này trên báo chí, ông Phạm Ngọc Sơn (ca sĩ Ngọc Sơn) ngụ Sương Nguyệt Ánh, quận 1, TPHCM có văn bản yêu cầu đính chính thông tin trên vì sai sự thật.

Thông tin ca sĩ Ngọc Sơn mua 50 ha đất nông nghiệp làm trang trại và xây dựng công trình phụ ở Bình Thuận là không chính xác

Thông tin ca sĩ Ngọc Sơn mua 50 ha đất nông nghiệp làm trang trại và xây dựng công trình phụ ở Bình Thuận là không chính xác

Liên quan đến thông tin sai sự thật này, ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Bắc đã có văn bản gởi Sở TT&TT Bình Thuận, đồng thời giao cho Phòng Tài nguyên Môi trường huyện phối hợp với các đơn vị kiểm tra.

Khi kiểm tra lại thì ca sỹ Ngọc Sơn hoàn toàn không đứng tên thửa đất nào mà là do các hộ gia đình, cá nhân khác đứng tên. Ngày 24/10, ông Nguyễn Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Bắc, cũng đã ký văn bản trả lời ca sỹ Ngọc Sơn.

Theo đó, UBND huyện Hàm Thuận Bắc đã chỉ đạo kiểm điểm rút kinh nghiệm nghiêm túc đối với công chức chuyên môn Phòng Tài nguyên Môi trường trong việc kiểm tra, tham mưu UBND huyện thông tin có nội dung không chính xác việc ca sỹ Ngọc Sơn mua đất nông nghiệp ở xã Hàm Đức làm đường, xây dựng công trình trái phép.

Tốc độ tăng lương của Việt Nam cao thứ 2 thế giới?

Bloomberg dẫn khảo sát mới nhất của công ty tư vấn nhân lực ECA International cho biết, Châu Á được coi là khu vực có tốc độ tăng lương cao nhất với mức dự báo trung bình 1,3% trong năm 2023, cao hơn 1% so với năm nay và tiếp tục dẫn đầu toàn cầu do mức lương thực tế toàn cầu dự báo giảm 0,5% trong năm tới.

Có 8/10 quốc gia có mức tăng lương cao nhất thế giới trong năm 2023 thuộc về châu Á. Trong đó, Ấn Độ dẫn đầu với mức tăng 4,6%, Việt Nam đứng thứ 2 với 4%, Trung Quốc đứng thứ 3 với mức tăng 3,8%, Brazil tăng 3,4% và Ả rập Xê út tăng 2,3%.

Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam, Malaysia và Thái Lan đều được kỳ vọng sẽ có tốc độ tăng lương thực tế vào năm 2023 cao hơn so với năm 2022 do sự phục hồi kinh tế sau đại và tỷ lệ lạm phát giảm.

Đánh giá riêng về Việt Nam, ông Quane cho rằng người lao động tại Việt Nam được hưởng lợi từ việc có tốc độ tăng lương thực tế cao thứ 2 trong khu vực trong năm nay và năm sau.

Báo cáo cũng cho thấy, châu Âu có thể là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với tiền lương thực tế giảm trung bình 1,5%.

Tại Mỹ, mức lương thực tế cũng giảm 4,5% trong năm nay do lạm phát “nóng” nhất 40 năm. Tuy nhiên, trong năm tới mức lương thực tế dự báo tăng ở mức 1% do kỳ vọng lạm phát sẽ giảm.

Hà Nội: Đá lát vỉa hè có độ bền 70 năm xuống cấp "bất ngờ" sau vài năm

Dù mới chỉ hoàn tất thi công và đưa vào sử dụng khoảng vài năm trở lại đây, tuy nhiên vỉa hè lát loại đá tự nhiên theo phương án mới của Tp. Hà Nội nhiều đoạn đã xuống cấp nhanh chóng. Trước đó, Tp. Hà Nội ban hành quy định mới về cải tạo hè phố, đặt mục tiêu đến năm 2020, vỉa hè của hơn 900 tuyến đường tại 12 quận nội thành được thay thế từ gạch truyền thống sang đá tự nhiên.

Điểm đáng chú ý là loại đá tự nhiên này được giới thiệu có kết cấu bền vững với tuổi thọ 70 năm. Theo ghi nhận của Người Đưa tin, tại một số tuyến đường như Nguyễn Chí Thanh (Đống Đa), Trần Phú (Hà Đông), Nguyễn Trãi (Thanh Xuân), Giảng Võ (Ba Đình)..., vỉa hè đã được lát đá tự nhiên đều xuống cấp. Nhiều đoạn dài nhan nhản vết nứt, vỡ. Nhiều vị trí các viên đá lát bung ra, vỡ nát khiến vỉa hè lồi lõm, lởm chởm.

Việc hư hỏng đá lát vỉa hè không chỉ gây khó khăn cho người đi bộ mà còn là sự lãng phí rất lớn nguồn ngân sách hằng năm dành cho hoạt động duy tu bảo dưỡng.

Việc hư hỏng đá lát vỉa hè không chỉ gây khó khăn cho người đi bộ mà còn là sự lãng phí rất lớn nguồn ngân sách hằng năm dành cho hoạt động duy tu bảo dưỡng.

Đoạn vỉa hè của đường Nguyễn Trãi không chỉ đầy vết nứt mà còn có những chỗ đá vỡ vụn. Nhiều viên đá bó vỉa hè với kích thước lớn bị bong tróc, nằm ngổn ngang gây nguy hiểm cho người đi bộ. Tại các tuyến phố có hiện tượng gạch vỉa hè nứt vỡ cũng ghi nhận thường xuyên tình trạng xe máy leo lên vỉa hè, lấn chiếm làn đường của người đi bộ trong giờ cao điểm.

Hàng trăm lô đất vùng ven Hà Nội chuẩn bị đấu giá

Công ty đấu giá Hợp danh số 5 - Quốc gia mới đây đã có thông báo mời tham gia đấu giá quyền sử dụng đất đối với 31 thửa đất đấu giá tại 3 phường Phú Lương, Yên Nghĩa và Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội).

Cụ thể, 17 thửa đất (diện tích mỗi thửa là 62,5m2) để xây dựng nhà ở tại khu đất Hạ Khâu, phường Phú Lương. Giá khởi điểm hơn 67 triệu đồng/m2, bước giá 100.000 đồng/m2.

Ba thửa đất ở khu Đồng Cộc, phường Phú Lương có diện tích từ 67,1 - 69,8m2. Giá khởi điểm hơn 75 triệu đồng/m2, bước giá 100.000 đồng/m2. Và 2 thửa đất ở khu Sau Chùa (ký hiệu X8), phường Yên Nghĩa, có diện tích 65,3 và 72,1m2. Giá khởi điểm 76 triệu đồng/m2, bước giá 100.000 đồng/m2.

Thời gian tổ chức đấu giá dự kiến vào ngày 30/10 tại Hội trường Trung tâm văn hóa thành phố Hà Nội, số 7 Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội.

Ngoài ra, công ty này cũng thông báo mời tham gia đấu giá quyền sử dụng đất đối với 107 thửa đất tại hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn.

Thời gian tổ chức đấu giá dự kiến vào sáng 5/11 tại UBND huyện Sóc Sơn.

Mỗi năm Việt Nam cần đến 1 triệu tỷ đồng cho BĐS, 24% là vốn ngân hàng

Chia sẻ bên lề Diễn đàn “Đẩy mạnh liên kết vùng-Tăng tốc phát triển kinh tế” mới đây, Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV phân tích: “Chúng ta không nên dựa vào vốn ngân hàng nhiều”. Vị chuyên gia này dẫn số liệu về nguồn vốn vào bất động sản mỗi năm lên tới 700.000 – 1 triệu tỷ đồng. Trong đó, vốn từ ngân hàng chiếm 24%, cụ thể, 2/3 nguồn vốn đến từ vay sửa chữa nhà và số còn lại là vay đầu tư, kinh doanh. Ngoài ra doanh nghiệp còn có vốn từ trái phiếu, quỹ đầu tư, vốn tự thân… Song doanh nghiệp cũng cần tự tìm nguồn vốn mới.

Với thị trường bất động sản, theo giới chuyên gia, động thái của Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất điều hành và sau đó là hệ thống nhà băng đồng loạt tăng lãi suất cho vay cũng như quy định thắt chặt room tín dụng trong hơn nửa năm qua đã tác động mạnh đến thị trường địa ốc.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV

Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV

Không phủ nhận ảnh hưởng của dòng vốn ngân hàng đang siết lại đến thị trường bất động sản, nhiều chuyên gia thẳng thắn cho rằng, doanh nghiệp địa ốc cần tự chủ nguồn vốn vì vấn đề tháo gỡ khó khăn không hề đơn giản.

Nhiều chuyên gia đồng quan điểm về việc, không nên chờ đợi hay dựa lớn vào vốn ngân hàng. Khi chờ tháo gỡ luật, chờ tháo điểm nghẽn về vay vốn thì doanh nghiệp hãy tự chủ động trước.

Nguồn: [Link nguồn]

Bạn biết gì về nước từng giàu hàng đầu Đông Nam Á, bây giờ nghèo hơn Việt Nam?

Hiện, các ngành chính của nước này bao gồm chế biến nông sản, sản xuất, xây dựng và vận tải.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Tiêu điểm kinh tế tuần Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN