Những tỷ phú Việt nổi danh trên thương trường nhưng chưa từng học đại học

Sự kiện: Kinh Doanh

Bầu Đức, bà Nguyễn Thị Như Loan và ông Lê Phước Vũ đều có điểm chung là những đại gia trên thương trường nhưng lại chưa một ngày ngồi ghế giảng đường đại học.

Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai

Là Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai nhưng bầu Đức lại chưa có 1 ngày nào ngồi trên ghế nhà trường dù nỗ lực thi đại học tới 3 lần.

Chỉ tốt nghiệp phổ thông và không học đại học, nhưng với ý tưởng kinh doanh độc đáo táo bạo và ý chí hơn người, ông Đoàn Nguyên Đức đã trở thành Chủ tịch Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai với khối tài sản đáng ngưỡng mộ.

Là Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai nhưng bầu Đức lại chưa có 1 ngày nào ngồi trên ghế giảng đường đại học

Là Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai nhưng bầu Đức lại chưa có 1 ngày nào ngồi trên ghế giảng đường đại học

Bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh với một phân xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh, về sau, ông Đức một mình dựng xây cơ nghiệp với các sản phẩm đa dạng từ cao su, thủy điện, khoáng sản đến địa ốc và bóng đá.

Hiện nay, "bầu Đức" là một doanh nhân nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực dù không bằng cấp.

Bầu Đức chia sẻ: “Tôi không có bằng đại học là đúng nhưng người ta tưởng tôi không học là hiểu lầm. Ở trường đại học, các bạn chỉ học có 5 năm còn tụi tôi học trường đời tới 35 năm rồi”.

Ông khẳng định: “Đại học không phải tất cả, không phải có bằng đại học mới làm được việc lớn. Đại học chỉ là kiến thức nền, kiến thức cơ bản, nó có ý nghĩa với thầy giáo, giáo sư, nhà khoa học, bác sĩ..., còn trong kinh doanh thì hoàn toàn không lệ thuộc”.

Bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch HĐQT công ty Quốc Cường Gia Lai

Bà Nguyễn Thị Như Loan (còn gọi là Loan Méng) sinh năm 1960, quê gốc ở Phú Yên. Chỉ học hết lớp 12, không hề có một tấm bằng đại học nào nhưng bà Loan vẫn là một “nữ tướng” đáng nể trên thương trường Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Như Loan chỉ học hết lớp 12.

Bà Nguyễn Thị Như Loan chỉ học hết lớp 12.

Hiện tại, bà là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai sở hữu khối lượng tài sản khoảng 454,4 tỷ đồng (theo thống kê mới nhất được đăng tải trên các báo).

Năm 2013, bà Như Loan lọt vào top 100 nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu được vinh danh và nhận cúp Bông hồng vàng.

Năm 2012, bà Loan lọt top 15 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2012, nắm trong tay hàng loạt bất động sản lớn với khối tài sản khoảng 545 tỷ đồng.

Bà Loan khởi nghiệp bằng nghề chế biến, cung cấp đồ gỗ. Nhờ nghề này, bà đã có được một cơ ngơi đồ sộ, một gia sản khổng lồ từ những năm 80. Thời đó, cùng với ông Đoàn Nguyên Đức (tức bầu Đức), bà Loan là một trong hai chủ buôn gỗ lớn nhất ở tỉnh Gia Lai.

Sau một thời gian, bà Loan chuyển sang kinh doanh phân bón. Tuy nhiên, công việc làm ăn của bà gặp nhiều thăng trầm, rủi ro. Khi một khách hàng nợ tiền phân bón của bà Loan trả nợ bằng một lô đất, bà rẽ sang bất động sản. Bà Loan cùng với đối tác đầu tư vào khu đất này, mỗi bên góp 50% vốn lập ra Công ty TNHH Hoàng Anh.

Năm 1994, bà Loan bán lại cổ phần của mình và lập ra Xí nghiệp Tư doanh Quốc Cường. Năm 2007, công ty niêm yết trên sàn chứng khoán và đổi tên thành Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai, nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Tham gia kinh doanh nhiều ngành nghề nhưng chủ yếu bà Loan vẫn làm giàu nhờ bất động sản. Bà đầu tư vào hàng loạt dự án bất động sản và tích lũy được khối tài sản kếch sù.

Dù chỉ tốt nghiệp THPT, nhưng trong làm ăn kinh doanh, bà Loan nổi tiếng là người tư chất mạnh mẽ, quyết đoán.

Ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen

Chủ tịch tập đoàn Hoa Sen, ông Lê Phước Vũ nổi tiếng với câu nói: "Giàu nhưng phải chân chính, tài giỏi nhưng phải trung thực và thành công phải chia sẻ với cộng đồng".

Sinh ra và lớn lên tại một vùng đất lam lũ thuộc tỉnh Bình Định, Lê Phước Vũ đã có những bước chân đầu tiên đầy gian truân.

Ông Lê Phước Vũ cũng chỉ học hết lớp 12

Ông Lê Phước Vũ cũng chỉ học hết lớp 12

Sau khi tốt nghiệp phổ thông tại quê nhà, ông tiếp tục học Trung cấp ngành vận tải ô tô và sau đó vào miền Nam lập nghiệp, bằng nghề làm ở đội xe khoán, rồi lái xe con…

Loay hoay tìm kế mưu sinh trong giai đoạn khó khăn chung, ông Vũ phiêu bạt từ Tây Ninh đến Sài Gòn, rồi lên Buôn Ma Thuột... Sau những ngày tháng vất vả gian truân ấy, với những nỗ lực và quyết tâm của mình, tại Sài Gòn, ông được nhận làm quản đốc phân xưởng gỗ, sau đó ông về làm quản lý cho cửa hàng vật liệu xây dựng.

Tháng 4/1994, nhận thấy sản phẩm tôn lợp rất phù hợp với nhu cầu dựng nhà của người dân và cho đấy là một cơ hội kinh doanh tốt, ông quyết định mở cửa hàng cắt tôn.

Năm 2001, sau 7 năm làm ăn, ông tích lũy vốn và thành lập Công ty cổ phần Hoa Sen và tạo nên thương hiệu Tôn hoa sen bền vững đến hôm nay.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Tập đoàn Hoa Sen đã thực hiện chiến lược "mua tận gốc, bán tận ngọn" thông qua hệ thống chi nhánh phân phối - bán lẻ, qua đó kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm đến tận tay người dùng cuối cùng đồng thời nhanh chóng đưa các sản phẩm mới đến thị trường.

Chia sẻ với báo chí, ông chủ Hoa Sen cho biết, ông luôn tâm niệm: “Nếu vì bản thân tôi, tôi đã có đủ, tôi hiện vẫn làm việc 12-16 giờ mỗi ngày là để cho xã hội, đất nước giàu lên, để cùng chia sẻ với cộng đồng, chứ không phải chỉ để riêng tôi”.

Nguồn: [Link nguồn]

Bất động sản suy thoái, loạt nhà đầu tư Hong Kong “bỏ của chạy lấy người”

Hàng loạt nhà đầu tư tại Hong Kong (Trung Quốc) đã "bỏ cọc chạy lấy người" với tổng số tiền lên đến 1,5 triệu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Minh Lan ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN